Một nghiên cứu mới đã ghi nhận việc phát hiện ra các “siêu san hô” dường như đã thích nghi với điều kiện vùng nước khắc nghiệt ở vịnh Kāne'ohe ở Hawaii.
Trong khi trận chiến còn lâu có thể có kết quả, nhưng các nhà sinh vật học phát hiện ra rạn san hô mới này mang lại hy vọng cho khả năng phục hồi và bảo tồn hiệu quả trong nhiều thập kỷ tới.
Khu vực vịnh Kāne'ohe ở Hawaii.
Báo cáo trên tạp chí khoa học, các nhà sinh học biển tại Đại học Hawaii đã lưu ý rằng các rạn san hô của vịnh Kāne'ohe bị tàn phá bởi hoạt động của con người từ những năm 1930 đến 1970. Cùng với việc bị dồn nén bởi nước thải và ô nhiễm, vùng biển này cũng chịu nhiệt độ ấm lên và vấn đề axit hóa đại dương.
Điều này lên đến đỉnh điểm 95% các rạn san hô bị tẩy trắng và thiệt hại thảm khốc. Sau đó, vào cuối những năm 1970, tình hình bắt đầu dịu bớt khi nước thải được tách ra khỏi rạn san hô. Chỉ trong vòng 20 năm, các phần của rạn san hô đã tự phục hồi từ 50 đến 90%.
Thông thường, như chúng ta thường thấy ở những nơi khác trên thế giới, mức độ ô nhiễm này đủ để châm ngòi cho các sự kiện tẩy trắng lan rộng đến mức nghiêm trọng các rạn san hô khó có thể phục hồi. Tuy nhiên, ở vịnh Kāne'ohe, nhiều loài san hô dường như đã đạt được sự chịu đựng đối với vùng nước ấm hơn và có tính axit.
Vẫn còn quá sớm để nói rằng "siêu san hô" phổ biến ở những nơi khác trên thế giới như thế nào, cũng như liệu chúng có thể tái tổ hợp các rạn san hô bị tàn phá ở các khu vực khác trên hành tinh hay không. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng vẫn còn hy vọng cho các rạn san hô thế giới.
"Nếu chúng ta thực hiện các bước cần thiết bây giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu thấy sự tái lập này bởi san hô trong suốt cuộc đời của chúng ta, và con cháu chúng ta sẽ có thể chứng kiến sự phục hồi của các rạn san hô trong thời gian của chúng”, tác giả nghiên cứu Christopher P. Jury thuộc Viện sinh học biển Hawaii, đánh giá.