Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn

  •  
  • 779

Các hồ và sông nước ngọt là một trong những hệ thống đa dạng và năng động nhất trên hành tinh của chúng ta.

Trong một nghiên cứu toàn diện đầu tiên theo dõi sự thay đổi của quần thể megabaunathuật ngữ chỉ các loài sinh vật lớn sống trong môi trường nước ngọt ở quy mô toàn cầu, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tổng hợp dữ liệu liên quan đến hơn 120 loài megabauna nước ngọt trên khắp thế giới và so sánh với sự phân bố địa lý lịch sử cho tới hiện đại của 44 loài ở châu Âu và Mỹ.

Kết quả cho thấy, từ năm 1970 đến 2012, 88% các loài megabauna trên thế giới đã giảm, một số nơi trên thế giới chứng kiến ​​có tới 99% số loài bị biến mất. Trong số những loài bị đe dọa nhiều nhất là các loài cá lớn như cá tầm, cá hồi và cá da trơn khổng lồ đã giảm 94%, tiếp theo là các loài bò sát với mức giảm 72%.

Quần thế các loài cá lớn trên quy mô toàn cầu đang có xu hướng “biến mất” dần dần.
Quần thế các loài cá lớn trên quy mô toàn cầu đang có xu hướng “biến mất” dần dần.

"Kết quả thật đáng báo động và xác nhận nỗi sợ hãi của các nhà khoa học liên quan đến nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt", Sonja Jähnig, một nhà nghiên cứu cho biết.

Trong đó, khu vực bao gồm Đông Nam Á và một phần của Đông Á, đã giảm 99% trong khi dân số cá khổng lồ ở sông Mê Kông và Amazon đã giảm xuống gần 0 do môi trường xấu đi. Các loài ở khu vực trải dài khắp châu Âu và hầu hết châu Á vào các vùng phía bắc châu Phi, đã giảm tới 97%.

Nguyên nhân được xác định là do lối sống, nhu cầu môi trường sống phức tạp và lịch sử sống chậm của các loài cá nước ngọt lớn khiến chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường và dễ bị tuyệt chủng hơn.

"Sự suy giảm của các loài cá lớn cũng được cho là do mất các dòng sông chảy tự do vì việc tiếp cận sinh sản và nơi kiếm ăn thường bị chặn bởi các con đập”, đồng tác giả nghiên cứu Fengzhi He nhấn mạnh.

Mặc dù các con sông lớn trên thế giới đã bị chia cắt mạnh, nhưng 3.700 đập lớn khác đã được lên kế hoạch hoặc đang được xây dựng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự phân mảnh của dòng sông. Hơn 800 trong số các đập được lên kế hoạch này nằm trong các điểm nóng đa dạng của các loài thủy sản nước ngọt, bao gồm các lưu vực sông Amazon, Congo, Mekong và sông Hằng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số loài đã cho thấy sự cải thiện về mức độ dân số do những nỗ lực bảo tồn như cá tầm xanh và hải ly Mỹ ổn định hoặc tăng ở Mỹ và cá heo sông Irrawaddy trong lưu vực sông Mê Kông đang tăng lần đầu tiên sau hai thập kỷ. Thực tế, những nỗ lực bảo tồn hiện tại phần lớn là chưa đủ và ranh giới chính trị có xu hướng làm cho những nỗ lực quy mô lớn trở nên khó thực hiện.

"Hơn một nửa trong số tất cả các loài megabauna nước ngọt được đánh giá là bị đe dọa tuyệt chủng”, Jähnig nhấn mạnh.

Các tác giả lưu ý rằng báo cáo của họ có mục đích quan trọng hơn cả là nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động bảo tồn, cũng như cải thiện giám sát và xu hướng dân số và phân tích phân phối trong tương lai.

Cập nhật: 14/08/2019 Theo Dân Trí
  • 779