Nếu chúng ta ra ngoài vào mùa đông mà không đeo găng tay thì sau khi trở về nhà sẽ dễ thấy các ngón tay của mình chuyển sang màu trắng tái. Đây chỉ là một phản ứng rất bình thường của cơ thể khi gặp nhiệt độ lạnh và sau đó bàn tay của chúng ta sẽ trở lại bình thường khi được sưởi ấm. Tuy nhiên, với nhiều người thì đây lại là hiện tượng cảnh báo một căn bệnh rất nghiêm trọng vào mùa đông, đó là bệnh Raynaud.
Đây là bệnh ảnh hưởng tới các dòng cung cấp máu cho từng bộ phận của cơ thể.
Bệnh Raynaud là một hội chứng thường gặp có ảnh hưởng tới các dòng cung cấp máu cho từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt là phần ngón tay và ngón chân. Bệnh này thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh hoặc do bệnh nhân mắc chứng lo lắng, căng thẳng kéo dài.
Khi nhiệt độ hạ thấp, các mạch máu đi vào cơ chế co thắt tạm thời, làm tắc nghẽn dòng máu. Các vùng bị ảnh hưởng có thể chuyển sang màu trắng, màu xanh và cuối cùng là màu đỏ khi máu được lưu thông trở lại.
Có 2 loại Raynaud chính là nguyên phát (bệnh Raynaud) và thứ phát (hội chứng Raynaud).
Người mắc phải bệnh Raynaud thường có mạch dễ co lại nhiều hơn.
Bệnh Raynaud nguyên phát thường không có nguyên nhân cụ thể mà chỉ xuất hiện khi các mạch máu gần da của bạn bị co lại trong tiết trời lạnh giá. Người mắc phải bệnh Raynaud thường có mạch dễ co lại nhiều hơn. Dù vậy, so với hội chứng Raynaud thì nó vẫn nhẹ và phổ biến hơn, không cần phải điều trị quá mất thời gian.
Mặt khác, hội chứng Raynaud thứ phát lại xảy ra trong cơ thể thông qua những vết loét da hay một vài vấn đề sức khỏe từ bên trong. Đối với loại Raynaud này, bạn cần uống thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật để điều trị triệt để.
Người mắc bệnh Raynaud thường gặp triệu chứng xuất phát từ ngón tay và ngón chân, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác như mũi, tai, môi và núm vú. Do nhiệt độ lạnh sâu hoặc do thay đổi cảm xúc, các động mạch sẽ bị co hẹp hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu đến một số khu vực nhất định, dẫn đến các triệu chứng sau:
Người mắc bệnh Raynaud thường gặp triệu chứng xuất phát từ ngón tay và ngón chân.
Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh Raynaud từ sớm, bạn nên lưu ý những điều sau: