Cao từ 5-15cm, những đôi hài của phi tần nhà Thanh được dùng để làm gì?

Đôi hài cao lêu nghêu của phụ nữ thời Thanh có tác dụng gì?
  •  
  • 1.983

Những ai yêu thích phim truyền hình Trung Quốc chắc hẳn không thể không nhớ đến những bộ phim nổi tiếng về thời nhà Thanh như: "Hoàn Châu cách cách", "Diên Hy công lược", "Như Ý Truyện"...

Ngoài nội dung đặc sắc và diễn xuất tài tình của dàn diễn viên, bối cảnh, trang phục trong phim cũng là điều khiến khán giả phải trầm trồ. Từng căn phòng, từng bộ trang phục đều được các nhà làm phim nghiên cứu và phục chế tỉ mỉ. Trong đó không thể không kể đến những đôi "hài bồn hoa" vô cùng đặc biệt.

"Hài bồn hoa" trong phim truyền hình Trung Quốc.
"Hài bồn hoa" trong phim truyền hình Trung Quốc. (Nguồn: Sohu)

"Hài bồn hoa" hay còn được gọi là "Kỳ hài" là một loại giày phổ biến của phụ nữ Mãn Châu thời nhà Thanh. Đế hài làm bằng gỗ, cao từ 5-15 phân, có đặc điểm là đáy rộng, mặt trên hẹp, phía mặt trước phẳng đối lập với mặt sau bo tròn. Viền đế thường có màu trắng và được trang trí bằng những hoa văn khác nhau. Vì gót cao như vậy nên người mang giày phải rất cẩn thận khi di chuyển.

Cũng giống như giày cao gót thời hiện đại, chiếc đế cao đã bổ khuyết cho sự thiếu hụt về chiều cao của phụ nữ thời xưa. Vào thời nhà Thanh, Hài bồn hoa là biểu tượng của phẩm giá, chỉ những người phụ nữ không cần làm việc và được nuông chiều mới có thể đi loại giày này.

Cụ thể ở đây là tầng lớp quý tộc, hoàng thất. Khi di chuyển họ thường có cung nữ hoặc thị nữ bên cạnh để hỗ trợ.

Trong cung đình nhà Thanh, hài bồn hoa còn được dùng để đánh giá thân phận và địa vị của các vị phi tần. Hoàng thất có những yêu cầu rất khắt khe cho các loại đế hài dựa trên phẩm cấp của người đi chúng: từ nền trắng đơn giản nhất đến loại có hoa văn, hoa văn màu rồi đến hoa văn phức tạp.

Phần đế của hài bồn hoa thường cao từ 5-15cm.
Phần đế của hài bồn hoa thường cao từ 5-15cm. (Nguồn: Sohu)

Vậy nguồn gốc của những đôi hài bồn hoa này là gì? Phải chăng những người phụ nữ Mãn Châu đã phát minh ra nó để có thể cải thiện chiều cao?

Căn cứ vào các ghi chép lịch sử còn sót lại, các chuyên gia đã đưa ra hai giả thiết.

Một là vào thời mà người Mãn Châu chưa bước chân vào lãnh thổ đồng bằng của nhà Hán, phụ nữ Mãn Châu thường xuyên phải lên núi hái dừa. Để tránh côn trùng, rắn rết trong rừng tấn công, họ đã buộc một thanh gỗ ở dưới đế giày của mình.

Giả thuyết thứ hai cho rằng trong một cuộc chiến giành lại lãnh thổ của mình, người Mãn cổ đại cần vượt qua một khu vực đầm lầy bùn hiểm trở.

Để vượt qua, họ đã buộc một số lượng lớn cành cây vào đế giày của mình. Sau khi chiến dịch giành được thắng lợi, để cảm ơn các chiến sĩ cũng như ghi nhớ công lao mà đôi giày này mang lại, phụ nữ Mãn Châu đã thêm phần đế gỗ vào hài của mình. Cuối cùng dần dần cải tiến hình thành loại hài lọ hoa như ngày nay.

Cập nhật: 18/06/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 1.983