Cầu tre dài hơn một kilomet có thể chịu tải 4 tấn

  •   52
  • 1.969

Cầu tre Kampong Cham ở Campuchia được phá đi xây lại mỗi năm trên sông Mekong, có thể chịu phương tiện nặng 4 tấn.

Cây cầu tre ọp ẹp dài hơn một kilomet chạy qua vùng nước đục của sông Mekong, nối hòn đảo nổi Koh Pen nằm giữa mặt sông với Kampong Cham, thành phố lớn thứ sáu của Campuchia ở bờ tây, theo Amusing Planet. Cây cầu bằng tre này tồn tại theo mùa. Điều độc đáo là cây cầu này hoàn toàn được làm thủ công qua bàn tay khéo léo của người dân vùng miền.

Cây cầu được làm thủ công bởi người dân nơi đây.
Cây cầu được làm thủ công bởi người dân nơi đây.

Hàng ngày người dân nơi đây vẫn di chuyển và vận chuyển hàng hóa bằng cây cầu này
Hàng ngày người dân nơi đây vẫn di chuyển và vận chuyển hàng hóa bằng cây cầu này. (Ảnh: Stephen Bugno).

Ước tính để hình thành cầu tre ở Kampong Cham, người ta đã tìm kiếm và phải mất đến hơn 50 nghìn cọc tre và phân loại, chọn lọc tỉ mỉ. Vật liệu chính để làm nên cây cầu này là tre nứa, loại tre đã được kiểm định chắc chắc về chất lượng.

Sông Mekong rất rộng lớn vì thế ban đầu người ta hoài nghi về tính an toàn của cây cầu. Liệu rằng chỉ với vật liệu thô sơ, mỏng manh như vậy có thể chống chọi lại sức nặng của trọng lượng con người và sự tàn phá của thời gian? Thêm vào đó thành phố Kampong Cham lại hướng đến việc giao thương buôn bán hai miền, các phương tiện công cộng sẽ được sử dụng rộng rãi. Vậy thay vì xây dựng một chiếc cầu tre, tại sao không tiến hành tạo ra một chiếc cầu bê tông lớn chắc chắn hơn?

Từ lâu nơi này trở thành điểm thu hút khách du lịch
Từ lâu nơi này trở thành điểm thu hút khách du lịch (Ảnh: Mail).

Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định đó là do văn hóa của người dân khu vực. Như đã nói cầu tre ở Kampong Cham đã có từ hàng chục năm về trước, thời kỳ mà ngay cả những công trình hiện đại vẫn chưa xuất hiện. Người dân nơi đây có tình cảm đặc biệt với cây cầu này, họ cho rằng cầu tre chính là nét tinh tế tô điểm văn hóa vùng miền, cho nên khó lòng mà thay thế thành một cây cầu khác. Thêm nữa cần biết rằng, cây cầu tưởng chừng mỏng manh này lại vô cùng kiên cố và chắc chắn. Một cuộc điều tra đã được tiến hành chứng minh cây cầu có thể chịu được sức nặng khủng khiếp, không hề thua kém bất cứ cây cầu bê tông nào. Vì lẽ đó nên người dân có thể an tâm giao thương và khách du lịch có một điểm đến yêu thích.

Cầu tre được dựng vào mỗi mùa khô khi nước sông Mekong rút và trở nên quá nông để đi thuyền qua sông. Sau đó khi bắt đầu mùa mưa, trước khi mực nước dâng tràn, cây cầu bị phá dỡ bằng tay. Những thân tre được cất đi hoặc tái sử dụng cho công trình khác. Vào mùa mưa, nước sông chảy xiết tới mức cây cầu không thể trụ vững. Thay vào đó, người dân qua sông bằng thuyền.

Cây cầu đủ rộng rãi và vững vàng để chịu trọng tải của phương tiện nhẹ.
Cây cầu đủ rộng rãi và vững vàng để chịu trọng tải của phương tiện nhẹ.

Ngay khi mực nước sông rút xuống đủ thấp, việc xây dựng cây cầu mới lại bắt đầu. Đầu tiên, thân tre cao được chôn xuống lòng sông cùng với lớp thảm đan bằng tre để tạo nền móng. Sau đó, nhiều cọc tre được đóng xiên theo các hướng khác nhau quanh móng.

Cây cầu đủ rộng rãi và vững vàng để chịu trọng tải của phương tiện nhẹ. Do thân tre oằn xuống thay vì gãy khi chịu áp lực, lái ôtô hay xe máy qua cầu sẽ khiến những cọc tre liên tục lắc lư khiến tài xế có cảm giác như đang cưỡi sóng, cùng với tiếng va đập kẽo kẹt phát ra từ mặt sàn bên dưới lốp xe.

Khi mùa mưa tới (tháng 5 đến tháng 11 hàng năm), các cọc tre sẽ bị tháo dỡ
Khi mùa mưa tới (tháng 5 đến tháng 11 hàng năm), các cọc tre sẽ bị tháo dỡ và đợi tới mùa khô mới xây cầu lại từ đầu (Ảnh: Mail).

"Không có đoạn cầu nào tạo từ hàng nghìn thân tre nằm ngang là bằng phẳng, do đó hành trình lái xe sẽ gập ghềnh và trơn trượt. Lái xe máy nhanh sẽ tạo sóng và chạm trên khắp cây cầu, đe dọa hất văng những người đứng không vững và đẩy họ ngã sấp lên hàng cọc tre vót tù ở mép cây cầu", khách tham quan Emily Lush viết.

Bất cứ ai đi qua cầu đều bị tính phí, nhưng khách nước ngoài sẽ phải trả mức giá cao hơn so với người dân trong vùng. Doanh thu mang về dùng để tu sửa, bảo trì cây cầu hàng năm.

Cập nhật: 14/08/2024 Theo VNE/luhanhvietnam
  • 52
  • 1.969