Từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng những loại cây cỏ mọc xung quanh để làm những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, trong đó phải nhắc đến cây cỏ mực, một loại cây quen thuộc nhưng lại có công dụng hiệu quả đối với sức khỏe của con người.
Cây cỏ mực ở một số nơi còn gọi là cây nhọ nồi, bạch hoa thảo, hạn liên thảo, thủy hạn liên. Được biết đến là cây mọc hoang, rất quen thuộc và có ở nhiều nơi, nên rất dễ tìm, khi giã nát ra sẽ thấy nước có màu đen như mực.
Tuy là một loài cây cỏ mọc hoang dại nhưng cây cỏ mực lại được sử dụng để làm thuốc. Bởi vì theo Đông y cây cỏ mực có vị ngọt, và chua, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, cầm máu tốt, bổ thận, ích âm thường dùng để chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt hay dùng để cầm máu.
Loài cỏ mực hay cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta prostrata, thường được dùng cầm máu bên trong và bên ngoài, chữa ho ra máu, lao phổi lỵ ra máu. Loại cỏ này cũng được dùng chữa ho, bỏng, chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, ban sởi, nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị mụn nhọt, viêm cơ lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày; điều trị nấm da, eczema, vết loét, viêm da.
Cỏ nhọ nồi sống nhiều năm, thân phân nhánh, có thể vươn cao 15-30cm. Cây ưa ẩm, ưa sáng, phân bố gần như khắp đất nước Việt Nam. Ở nhiều quốc gia vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc cũng có loại cây này.
Là một loài cây cỏ mọc hoang dại nhưng cây cỏ mực lại được sử dụng để làm thuốc.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của loài này. Trong đó các hợp chất Wedelolactone, các triterpene saponin như eclalbasaponin I, II, II, IV, V,... được tìm thấy là các hợp chất chính của loài này. Hoạt tính sinh học nổi bật của cỏ nhọ nồi được nhắc tới như là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm… Theo Đông Y, cỏ nhọ nồi tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận…
Cây cỏ mực có tác dụng chữa một số bệnh sau:
Đối với những người bị suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, thì sử dụng cây cỏ mực để chế biến thành vị thuốc giúp cải thiện suy nhược cơ thể. Bằng cách sử dụng cỏ mực, mần trầu cùng với gừng khô, lấy tất cả các nguyên liệu mang đi chặt nhỏ, sao sơ qua, và cho vào nồi đổ nước vào sắc để uống.
Biểu hiện đau tức hạ sườn phải, da vàng tiểu đỏ, đại tiện bí kết, tinh thần bứt rứt, ngủ không ngon giấc, ăn ít. Sử dụng bài thuốc gồm có cỏ mực, củ đợi, rau má, mã đề thảo, lá đinh lăng, cỏ mần trầu mang đi sắc lấy nước để uống trong ngày.
Cỏ nhọ nồi phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Brazil.
Với thành phần chứa các chất có khả năng làm tan đờm, kháng viêm, cây nhọ nồi được dùng để điều trị các cơn ho khan, ho có đờm, bệnh cúm hoặc nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp… Tuy nhiên, loại cây này chỉ nên dùng khi các triệu chứng bệnh còn nhẹ, và có hướng dẫn có bác sĩ. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, suy hô hấp thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bài thuốc này thường được áp dụng đối với trẻ nhỏ, bạn hãy lấy cây cỏ mực, sài đất, sắn dây, cam thảo đất, cây cối xay, ké đầu ngựa, tất cả các nguyên liệu cho vào nồi sắc lấy nước để uống.
Theo PGS.TS. Lê Thị Huyền, Khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cỏ nhọ nồi là một loài cây thân thảo có lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây này phân bố rộng rãi ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Brazil.
Thảo dược này được biết đến với các đặc tính chữa bệnh và đã được sử dụng như chất chống độc tố, giảm đau, kháng khuẩn, bảo vệ gan, chống xuất huyết, chống tăng đường huyết, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch. Một loạt các hợp chất hóa học bao gồm coumestan, alkaloid, thiopen, flavonoid, polyacetylene, triterpene và glycoside đã được tách ra từ loài cỏ này.
Cây nhọ nồi rất phổ biến trong các bài thuốc dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc.
“Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống dung dịch lá của cỏ mực (2 và 4 g/kg trọng lượng chuột) trong 60 ngày dẫn đến giảm đáng kể đường huyết và hemoglobin glycosylated HbA1c. Chiết xuất làm giảm hoạt động của các enzyme glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-bisphosphatase, và tăng hoạt động của enzyme hexokinase gan. Do đó, việc uống nước sắc cỏ mực có tác dụng chống tăng đường huyết mạnh. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với liều lượng 2 g/kg trọng lượng có hiệu quả hạ đường huyết tốt hơn khi sử dụng liều 4 g/kg trọng lượng”, PGS Huyền cho biết.
Thực tế, cây nhọ nồi rất phổ biến trong các bài thuốc dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, cây nhọ nồi tươi hoặc khô được dùng trực tiếp để cầm máu vết thương hoặc dùng trong các bài thuốc điều trị các chứng bệnh do xuất huyết, cụ thể là bệnh chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu hay rong huyết, và ho ra máu…
Cây nhọ nồi được chứng mình là cực kỳ có lợi cho sức khỏe của gan. Do thành phần của cây chứa nhiều hàm lượng flavonoid cùng với các hoạt chất sinh học khác, cụ thể là wedelolactone… Các hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến như viêm gan vàng da và tăng cường chức năng của gan. Đặc biệt, sử dụng nước sắc từ cây nhọ nồi cũng giúp loại bỏ tác hại từ các chất độc của thực phẩm như rượu, bia đồng thời tái tạo lại tế bào gan…
Cây nhọ nồi chống lại hiệu quả 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng.
Từ lâu, cây nhọ nồi được các nhà y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á đã nghiên cứu và sử dụng hiệu quả trong việc điều trị chống nhiễm trùng, ví dụ như trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm lưỡi ở trẻ hay mụn nhọt đầu đinh… Ngoài ra, cây nhọ nồi chống lại hiệu quả 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng, khuẩn E.coli…
Với lợi ích kháng khuẩn, cỏ mực tươi còn được sử dụng để trị các vấn đề về răng miệng, như đau răng, trị viêm nha chu. Nhờ tác dụng làm giảm đau từ vào dịch chiết ethanol và hợp chất alkaloid trong cây nhọ nồi, bạn có thể yên tâm thay thế các loại thuốc giảm đau dành cho người gặp bệnh lý về dạ dày, tá tràng, suy gan hay suy thận.
Một nghiên cứu vào năm 2011 ở tại Ấn Độ đã chứng minh, cây nhọ nồi này có khả năng tiêu diệt và phòng ngừa sự sinh sản của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa trong cây nhọ nồi cũng góp phần làm mất kết nối các phân đoạn DNA và ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư và giảm thiểu các ảnh hưởng của nó lên các tế bào khác.
Dù có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng mọi người không nên sử dụng nước sắc uống hàng ngày.
Cỏ nhọ nồi mọc phổ biến, nhưng theo PGS Lê Thị Huyền, dù có rất nhiều tác dụng chữa bệnh quý báu, mọi người không nên sử dụng nước sắc uống hàng ngày. Chị chỉ ra 1 số lưu ý khi sử dụng cỏ mực:
Cận cảnh loại cây đơn độc mọc giữa đảo muối của biển Chết
Chiêm ngưỡng loài hoa “nữ hoàng độc dược” của Việt Nam
Khiếp sợ loài cây độc giết người trong 7 bước đi của Việt Nam