Chanh dây giàu vitamin C, biết ăn theo cách này còn tăng thêm công dụng bảo vệ tim mạch, chống lão hóa

Lợi ích của chanh dây
  •   52
  • 463

Ngoài phần ruột của chanh dây, cả vỏ và hạt cũng chứa rất nhiều công dụng nhưng thường bị bỏ qua.

Quả chanh leo (chanh dây) vỏ thường màu tím, ruột màu vàng cùng vị chua ngọt và hương thơm hấp dẫn. Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) Gao Minmin, nhiều người ăn chanh leo vì vị ngon, tính giải khát chứ ít quan tâm tới lợi ích về sức khỏe, làm đẹp của nó. Trong khi đó, loại quả này rất giàu dinh dưỡng. Nổi bật như chất xơ, protein, carbohydrate, sắt, đồng, canxi, kali, magie, vitamin A, vitamin B2, vitamin B3… và đặc biệt là rất giàu vitamin C.

Tác dụng của chanh dây

Trong quả chanh dây có nhiều hạt màu đen, phía ngoài của hạt có một lớp màng mỏng có vị chua. Khi quả chín già, phần cùi và màng ngoài sẽ giải phóng este mang mùi thơm đặc trưng khiến nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên, đa phần mọi người thường chỉ ăn phần ruột, bỏ đi phần hạt và vỏ mà không biết những bộ phận này trong quả cũng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

1. Ruột chanh dây

Chanh dây chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin
Chanh dây chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin

Chuyên gia dinh dưỡng Dư Chu Thanh (Trung Quốc) chỉ ra rằng chanh dây chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin như Vitamin A, C cùng carotenoid, phytochemical... có tác dụng ổn định thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện tình trạng thiếu máu và giúp hạ huyết áp...

Ngoài ra, chanh dây còn chứa một lượng chất xơ lớn có thể giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru. Pha chanh dây với khoảng 800 -1000ml nước ấm còn có tác dụng tiêu trừ phù nề, hỗ trợ tiêu hóa.

2. Vỏ chanh dây

Cùng với đó, Dư Chu Thanh cũng cho biết thêm, phần vỏ trắng của chanh dây rất giàu pectin cũng như các chất có tác dụng chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, vỏ chanh dây hữu dụng trong việc cải thiện chứng hen suyễn, thoái hóa khớp cũng như đau do viêm khớp.

Có thể chế biến vỏ chanh dây để làm mứt hoặc phơi khô ủ trà cùng các loại thảo dược khác.

3. Hạt chanh dây

Hạt chanh dây khi nghiền nát có chứa polyphenol hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch và chống lão hóa, làm giảm gốc tự do phá hủy tế bào và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa khác nhau. Ngoài ra, hạt chanh dây có thể ngăn ngừa tổn thương da do tia cực tím và hạn chế nếp nhăn.

Cùng với đó, piceatannol cũng là chất có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh và hỗ trợ bảo vệ tim mạch. Nên xay nhuyễn hạt chanh dây với phần ruột quả để làm nước sốt trộn salad hoặc cùng các loại hoa quả khác làm nước ép.

Hạt chanh dây khi nghiền nát có chứa polyphenol hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch
Hạt chanh dây khi nghiền nát có chứa polyphenol hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch.

4. Lợi ích làm đẹp của chanh leo

Bên cạnh những tác dụng về phòng và chữa bệnh đáng quý vừa kể trên, chanh leo còn mang lại nhiều lợi ích làm đẹp.

Vitamin A, vitamin C, vitamin B2 carotene trong chanh leo rất tốt cho làm đẹp da. Bao gồm tác dụng giữ ẩm và làm sạch da, giảm mụn, trắng da, giảm thâm nám, giảm nếp nhăn, làm chậm lão hóa tế bào da. Ngoài ra, chanh leo có chứa acid citric giúp loại sạch bụi bẩn, các chất nhờn và tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông. Hay tăng cường chất sắt giúp da hồng hào, căng bóng.

Chanh leo cũng rất tốt cho việc giải độc, thanh lọc cơ thể. Uống nước ép chanh leo không chỉ “thải độc” cho làn da mà còn tăng cường trao đổi chất, giảm mỡ nội tạng và giảm cân. Ăn chanh leo tươi hoặc uống nước chanh leo còn giúp bổ sung sắt và nhiều khoáng chất khác giúp móng và tóc chắc khỏe, mượt mà hơn.

Ngoài ra, chanh leo có chứa một lượng nhỏ độc tố gọi là cyanogenic glycoside. Nó tập trung nhiều nhất ở vỏ của quả chanh leo và ở phần cùi chanh leo chưa chín. Để tránh ngộ độc hay dị ứng, tốt nhất là chỉ ăn chanh leo chín kỹ, không ăn phần vỏ hay cùi của loại quả này.

Lưu ý khi ăn chanh dây

Chuyên gia dinh dưỡng Trịnh Hân Nghi cho biết, dù chanh dây có nhiều tác dụng nhưng người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều nhất 2 - 3 quả, nếu không sẽ tạo ra gánh nặng cho cơ thể. Cùng với đó, hàm lượng axit trong chanh dây khá cao, khi ăn nhiều sẽ gây hại cho răng và dạ dày.

Cùng với đó, Du Chu Thanh cũng đưa ra 3 nhóm người nên hạn chế sử dụng chanh dây. Cụ thể như sau:

1. Bệnh nhân mắc bệnh thận

Người mắc bệnh thận có khả năng trao đổi chất kém do suy thận. Trong khi đó, 2 quả chanh dây có thể chứa đến 200 mg ion kali dễ khiến người bệnh tăng kali máu, gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, những người mắc bệnh thận cần hạn chế ăn chanh keo.

2. Người bị đau dạ dày, chức năng tiêu hóa kém

Chanh dây chứa nhiều loại axit với nồng độ cao sẽ kích thích bài tiết axit trong dạ dày. Những bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng nên ăn ít hơn. Không chỉ vậy, với những người hệ tiêu hóa không tốt cũng nên tránh ăn hạt chanh dây bởi rất có khả năng sẽ gây ra chứng khó tiêu, tổn thương dạ dày.

Cùng với đó, chanh dây chứa lượng lớn chất xơ, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến bụng có cảm giác khó chịu.

3. Bệnh nhân tiểu đường

Dù chanh dây có vị chua nhưng hàm lượng đường không hề không thấp, thậm chí cao hơn dưa hấu. Trong 100g chanh dây có hàm lượng đường lên tới 13,6g. Chính vì vậy, nếu đường huyết không ở mức ổn định, bệnh nhân mắc tiểu đường không nên ăn chanh dây.

Khi chọn chanh dây, nên chọn quả có màu đỏ sẫm hoặc tím
Khi chọn chanh dây, nên chọn quả có màu đỏ sẫm hoặc tím.

Lưu ý khác

Ngoài ra, chanh leo có chứa một lượng nhỏ độc tố gọi là cyanogenic glycoside. Nó tập trung nhiều nhất ở vỏ của quả chanh leo và ở phần cùi chanh leo chưa chín. Để tránh ngộ độc hay dị ứng, tốt nhất là chỉ ăn chanh leo chín kỹ, không ăn phần vỏ hay cùi của loại quả này.

Không nên ăn quá nhiều chanh dây cùng lúc, tốt nhất chỉ nên ăn tối đa 4 quả một ngày. Bởi vì ăn quá nhiều có thể gây tác dụng phụ như tổn thương dạ dày, không tốt cho ruột, gây rối loạn nhịp tim hay chóng mặt do quá tải một số chất.

Phải cẩn trọng khi lựa chọn nguồn cung cấp chanh leo để giảm thiểu nguy cơ gây hại từ dư lượng thuốc trừ sâu. Khi rửa, chế biến chanh leo cũng cần đảm bảo vệ sinh, khi ăn/uống nên chậm rãi, nhai kỹ hạt để tránh gánh nặng cho tiêu hóa hay bị sặc, nghẹn. Không ăn chanh leo đã chín quá kỹ, nấm mốc, dập nát quá nhiều hay thối hỏng - ngay cả sau khi cắt bỏ nấm mốc, thối hỏng.

Lợi ích làm đẹp của chanh leo

Vitamin A, vitamin C, vitamin B2 carotene trong chanh leo rất tốt cho làm đẹp da. Bao gồm tác dụng giữ ẩm và làm sạch da, giảm mụn, trắng da, giảm thâm nám, giảm nếp nhăn, làm chậm lão hóa tế bào da. Ngoài ra, chanh leo có chứa acid citric giúp loại sạch bụi bẩn, các chất nhờn và tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông. Hay tăng cường chất sắt giúp da hồng hào, căng bóng.

Chanh leo cũng rất tốt cho việc giải độc, thanh lọc cơ thể. Uống nước ép chanh leo không chỉ “thải độc” cho làn da mà còn tăng cường trao đổi chất, giảm mỡ nội tạng và giảm cân. Ăn chanh leo tươi hoặc uống nước chanh leo còn giúp bổ sung sắt và nhiều khoáng chất khác giúp móng và tóc chắc khỏe, mượt mà hơn.

Lựa chọn và bảo quản chanh dây như thế nào?

Khi chọn chanh dây, nên chọn quả có màu đỏ sẫm hoặc tím. Dáng quả tròn trị, vỏ phẳng, không nhăn nheo, sạch sẽ. Khi lắc quả thấy có tiếng nước và nặng tay.

Nên bảo quản chanh dây ở nơi khô ráo thoáng mát, tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, từ khoảng 9 - 12 độ. Không để trong túi quá lâu sẽ khiến quả nhanh hỏng. Cũng không nên để ở nhiệt độ quá thấp (dưới 6 độ C) sẽ làm mất đi hương vị.

Cập nhật: 11/04/2024 Tổ Quốc/PNVN
  • 52
  • 463