Chế độ dinh dưỡng dành cho người ung thư họng

  •  
  • 4.854

Đối với bệnh nhân bị ung thư vòm họng thì chế độ dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong việc chữa bệnh ung thư. Hãy cùng tham khảo chế độ ăn, dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm họng như nào nhé.

Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý là hết sức cần thiết, ăn uống tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân bị ung thư vòm họng thì việc ăn uống là một vấn đề rất khó khăn vì thức ăn phải đi qua họng rồi mới xuống thực quản dạ dày tiêu hóa tiếp được, nhưng khi vòm họng bị ung thư thì ăn hoặc cảm giác nuốt sẽ khiến cho bệnh nhân rất đau.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người ung thư họng

Đối với bệnh nhân bị bệnh ung thư vòm họng cần hết sức chú ý tới các thành phần dinh dưỡng, cần đưa ra một chế độ kế hoạch cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Thực tế đã chứng minh rằng, vai trò của các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân ung thư vòm họng, có thể giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ nhanh hơn sau phẫu thuật, tăng cường khả năng chịu đựng trong quá trình hoá xạ trị, nâng cao hệ miễn dịch, tránh viêm nhiễm và biến chứng.

  1. Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, có tác dụng phòng tránh viêm loét, thanh nhiệt giải độc như quả la hán, mã thầy, bì lợn, rau chân vịt, mướp đắng.
  2. Những món nhẹ và dễ tiêu hóa là lựa chọn sáng suốt cho thực đơn của người bị ung thư họng, ví dụ như súp kem, súp được làm từ các loại rau củ quả được xay mịn, bạn cũng có thể sử dụng ngũ cốc tinh chế, pasta, sữa chua, phô mai trắng. Trong đó, súp được xay nhuyễn mịn sẽ giúp cho việc đưa thức ăn vào dễ dàng hơn.
  3. Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, đặc biệt là phải cung cấp đầy đủ protein và vitamin. Thực phẩm cần đa dạng và phải có đủ màu, mùi, vị để tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân. Ăn những thức ăn thanh đạm, tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Khi không muốn ăn thì có thể thêm một số thức ăn khai vị làm tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân và nên chia nhỏ thành nhiều bữa.
  4. Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật: sau khi phẫu thuật, bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn nhiều hạnh nhân, nước ép lê, nước mía, nước ép cà rốt, nước ép táo, nước ép kiwi…
  5. Chế độ ăn uống khi xạ trị: nên ăn những loại rau củ quả tươi, đồng thời có thể ăn món nấm nấu đậu, canh gan lợn với rau chân vịt… Chế độ ăn uống khi hoá trị: chọn các loại thức ăn bổ khí tư âm như cá chép, mộc nhĩ trắng, nấm hương, tổ yến, hướng dương, lê, ngân hạnh… Người bị ung thư họng nên chia nhỏ ra làm nhiều bữa trong một ngày thay vì 3 bữa chính, ăn miếng nhỏ để dễ chịu hơn cho cổ họng cho dù có là đồ ăn mềm đi chăng nữa, đồ ăn nghiền nhừ hoặc pha trộn đều sẽ giúp ích cho việc nuốt dễ dàng hơn. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ngồi thẳng đứng hoặc điều chỉnh đầu trong khi ăn uống. Các loại cá, thịt như thịt gia cầm , thăn bò, trứng và bơ đậu phộng cũng được cho phép sử dụng, giúp cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Chế độ ăn uống trong cuộc sống hằng ngày và trong quá trình điều trị cần chú ý cân bằng dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân.

Khi người bệnh có biểu hiện ăn uống khó khăn. Nên tìm những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để giảm đau cho người mắc bệnh ung thư vòm họng.

Cập nhật: 13/11/2017 Theo Thuốc chữa và điều trị ung thư
  • 4.854