Chế tạo thành công tay robot biết "sờ", mang lại cảm giác êm ái như tay người

  •  
  • 1.073

Liệu viễn cảnh trong bộ phim giả tưởng Thế giới miền Tây của HBO sẽ trở thành sự thật?

Những đột phá đáng kinh ngạc về công nghệ trí tuệ nhân tạo khiến cho một tương lai nơi mà những người máy giống như con người không còn xa. Tuy nhiên mặc dù SIRI của Apple có khả năng kể cho bạn một câu chuyện cười, nhưng những chú robot còn khá vụng về. Đó chính là lý do tại sao cần có một lĩnh vực nghiên cứu để khiến những người máy trở nên "mềm mại" hơn.

Bàn tay này – được gọi tên là Gentle Bot (Robot nhẹ nhàng).
Bàn tay này – được gọi tên là Gentle Bot (Robot nhẹ nhàng).

Những nhà khoa học tại đại học Cornell vừa đưa ra một bài báo vào đầu tuần này về sự tiến triển trong việc tạo ra một bàn tay máy có khả năng bắt chước được xúc giác của con người. Bàn tay này – được gọi tên là Gentle Bot (Robot nhẹ nhàng), còn có thể phát hiện được đâu trong 3 quả cà chua là quả chín nhất.

Sự xuất hiện của kỹ thuật khắc mềm (soft lithography) và công nghệ in 3D trong 20 năm trở lại đây đã cho phép những chuyên gia nghiên cứu robot dễ dàng chế tạo và phát triển những cảm biến có thể tích hợp chúng trên những chú robot "nhẹ nhàng". Ống dẫn sóng ánh sáng được sử dụng để cảm nhận được sự thay đổi về mặt ánh sáng, loại bỏ đi yêu cầu phải dùng kim loại nặng để dẫn điện khi tạo nên bàn tay máy. Giờ đây thì họ chỉ cần những nguyên vật liệu có khả năng dẫn sáng.

Gentle Bot sử dụng một bong bóng có hình dáng giống bàn tay con người được tích hợp sẵn những ống dẫn sóng. Tạp chí khoa học Seeker đã giải thích quy trình nhận biết của nó:

Gentle Bot sử dụng một bong bóng có hình dáng giống bàn tay con người được tích hợp sẵn những ống dẫn sóng.
Gentle Bot sử dụng một bong bóng có hình dáng giống bàn tay con người được tích hợp sẵn những ống dẫn sóng.

Những ống dẫn sóng ánh sáng chứa nhiều bóng đèn LED được trang bị vào 5 ngón tay bơm hơi, cho phép chúng "cảm nhận" các vật xung quanh. Khi những ngón tay này "sờ" vào vật thể, kể cả chỉ chạm nhẹ, nó sẽ nhận biết được sự thay đổi mức độ ánh sáng truyền vào trong thiết bị. Những thay đổi này được đo bởi Điốt quang (hay Photodiode) - là một loại Điốt bán dẫn thực hiện chuyển đổi photon thành điện tích theo hiệu ứng quang điện.

Triệu Chấn Huy, người đứng đầu dự án chia sẻ với tờ NPR:

"Bàn tay của con người chúng ta rất mềm mại với nhiều cảm biến ở bề mặt bên trên và sâu bên trong nó", anh nói. "Ngành khoa học nghiên cứu sự "mềm mại" đó trên robot chính là cơ hội để mang tới một bàn tay máy giống với của con người hơn".


Tay robot biết cảm nhận.

Như bài thử nghiệm về những quả cà chua chứng minh, công nghệ này sẽ có nhiều ứng dụng trong ngành sản xuất và lao động. Một vài loại "tay" robot đã sẵn sàng để đưa vào hoạt động giúp phân loại, đống gói đồ đạc dễ vỡ. Tuy nhiên về mặt lâu dài, họ mong muốn có thể tạo được những bộ phận chân tay giả kết nối được với não bộ nhờ nó.

Những nhà nghiên cứu ở đại học Cornell cũng hy vọng có thể tích hợp công nghệ của mình với các loại ống dẫn sóng ánh sáng để tạo ra những con robot sinh học sẽ được sử dụng vào mục đích khám phá vũ trụ trong tương lai.

"Robot mềm mại" vẫn còn một quãng đường dài để đi. Bàn tay kia có thể biết được quả cà chua nào chín, nhưng nó vẫn chưa thể quyết định được đâu là thực vật thật, cấu thành từ acrylic và đâu là trái cây nhựa. Xem chừng serie Westworld trên kênh HBO còn lâu mới thành hiện thực được.

Cập nhật: 17/12/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.073