Không còn áp lực săn bắn, số lượng các loài vật trong Rừng Đỏ tăng trưởng một cách đều đặn...
Câu chuyện về thảm họa nguyên tử nổi tiếng này diễn ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986. Lò phản ứng hạt nhân số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm trên biên giới của Ukraine và Belarus, phát nổ sau một bài test kiểm tra an toàn, tạo ra đám cháy điện khổng lồ không kiểm soát được khiến một lượng lớn phóng xạ bay vào khí quyển làm ô nhiễm không khí trầm trọng.
Lò phản ứng hạt nhân số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.
Chernobyl là một thảm họa kinh hoàng bởi những ảnh hưởng rất lớn của nó đến con người: ít nhất 237 người đã tử vong do nhiễm phóng xạ cấp, trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới dự kiến có khoảng 4.000 người sẽ chết vì tiếp xúc với phóng xạ. Không chỉ vậy, chu vi vực di tản dài tới 30km (18 dặm), khiến hơn 130.000 người dân không bao giờ được phép quay trở lại quê nhà. Mặc dù đây là một trong những thảm hoạ tồi tệ nhất mà con người phải gánh chịu, nhưng lại có một phần khác bất ngờ hưởng lợi: đó là động vật hoang dã.
Hậu quả sau vụ nổ này tiếp tục trải dài theo nhiều km bán kính quanh nó. Ngay lập tức, mọi người dân trong bán kính 10km phải di tản, trong khi các luồng phóng xạ vẫn cứ rơi đều rơi đều, và lò phản ứng thì tiếp tục rò rỉ vật liệu phóng xạ ra ngoài trong liên tiếp 10 ngày sau đó. Ít người quan tâm đến tác động của thảm họa Chernobyl tới thế giới hoang dã, bởi con người là ưu tiên lớn nhất lúc đó. Và giờ đây, khi môi trường xung quanh Chernobyl dần được tiến hành khảo sát, người ta mới thấy rõ các tác động mà thảm họa này mang lại. Tác động ấy có tên là Rừng Đỏ.
Số lượng sói ở khu vực phóng xạ cao gấp 7 lần so với khu vực bình thường.
“Rừng Đỏ có diện tích thực chất khá nhỏ hẹp, chỉ khoảng 4 đến 6km2, nhưng lại sở hữu lượng phóng xạ khủng khiếp chỉ trong vài ngày sau thảm họa. Khác với thảm họa nguyên tử ở Fukushima, vụ nổ Chernobyl là một thảm họa bụi hạt nóng, do đó các mảnh vật chất nhiên liệu hạt nhân siêu vi được thải ra trong phạm vi 10km xung quanh nhà máy, và Rừng Đỏ là nơi hứng lượng bụi nguyên tử lớn nhất” - John Smith, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Portsmouth cho biết.
Trên thực tế, lượng phóng xạ khởi đầu này lớn tới mức cơn mưa bụi phóng xạ này đã thổi bay toàn bộ họ cây thông lá kim trong khu vực. Các hạt bụi phóng xạ nóng hổi vừa xuất xưởng từ lò phản ứng gần đó là tác nhân chính thiêu rụi họ cây này. Ngay cả vào lúc này, Rừng Đỏ cũng là nơi có chứa hoạt độ phóng xạ cao nhất trong toàn bộ khu vực.
Rừng Đỏ cũng là nơi có chứa hoạt độ phóng xạ cao nhất trong toàn bộ khu vực.
Có vẻ như họ cây lá kim nhạy cảm với bụi phóng xạ hơn so với các loại cây rụng lá. Nguyên nhân được cho là do các loại cây này chỉ cần rụng lá là đã có thể rũ bỏ phần lớn dư lượng phóng xạ trên cơ thể mình.
Rất khó để khẳng định được điều gì đã xảy ra với các chủng động vật trong Rừng Đỏ. Bức màn sắt vẫn còn tồn tại trong thời gian đó, và chỉ các nhà khoa học Xô Viết là được phép nghiên cứu khu vực này. Họ tiến hành các cuộc khảo sát địa chất từ trên cao, họ đếm số lượng các loài động vật trong một số khu vực rất hạn chế. Những số liệu này không chỉ ra được nhiều điều, ngoại trừ việc, số lượng các loài động vật có vú vẫn tăng trưởng đều đặn hàng năm.
Điều đó cho thấy, dường như tác động phóng xạ từ tai nạn Chernobyl đến thế giới hoang dã là không nhiều, và dường như, một số loài vật còn được hưởng lợi từ điều này.
Nghiên cứu của Smith một lần nữa ủng hộ luận điểm này. Ông đã tiến hành khảo sát trên hàng trăm km đường tuyết, đếm số lượng sinh sống của nhiều loài động vật khác nhau, từ đó ước lượng mật độ của các loài động vật có vú trong khu vực.
Số lượng hươu và lợn rừng tỏ ra không có nhiều khác biệt.
Tiếp đó, họ tái thiết kế lại dư lượng phóng xạ trên từng tuyến di chuyển đó, rồi lập mối tương quan giữa liều lượng phóng xạ với mật độ các loài trên tuyến đường.
Trong khi số lượng hươu và lợn rừng tỏ ra không có nhiều khác biệt, thì số lượng sói ở khu vực phóng xạ lại cao gấp 7 lần so với khu vực bình thường. Điều này có lẽ là do sự vắng bóng của con người và súng săn ở đây trong nhiều năm qua, vì dư lượng phóng xạ vẫn cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép. Áp lực săn bắn giảm xuống, và nghiên cứu kết luận rằng, có lẽ, chính đây mới là nguyên nhân khiên các chủng loài ở đây được hưởng lợi, chứ không phải do phóng xạ tác động có lợi lên động vật. Một cách vô tình, thảm họa Chernobyl đã biến Rừng Đỏ thành một khu bảo tồn thiên nhiên, bởi chẳng ai còn dám bén mảng tới đây.
Tuy nhiên đó là chuyện của quá khứ. Dư lượng phóng xạ đã tụt xuống mức cực kỳ thấp trong những năm qua, và chính phủ Ukraina đang cân nhắc việc mở lại một số khu vực tại đây. Điều này đồng nghĩa với việc, có lẽ nhân loại lại sắp được chứng kiến nơi đã từng là ký ức hãi hùng, là một phần đáng quên trong lịch sử của mình.