Chó giao tiếp với nhau bằng mắt

  •  
  • 1.785

Ở người, sự giận dữ hay khoảnh khắc đau khổ có thể được chuyển tải qua ánh mắt. Tuy nhiên, chúng ta không phải là những sinh vật duy nhất sử dụng cái nhìn để chuyển tải thông điệp, vì chó sói và chó cũng giao tiếp với nhau bằng mắt.

Một nghiên cứu mới đây ở Nhật hé lộ, hình dạng mắt, màu tròng mắt và các đốm, lang trên mặt của các loài chó là một phần thuộc hệ thống giao tiếp phức tạp, dựa vào mắt, mà con người vẫn chưa hiểu rõ.

Chuyên gia Sayoko Ueda đến từ Viện Công nghệ Tokyo và Đại học Kyoto (Nhật), người đứng đầu nghiên cứu, đã tiến hành so sánh các đặc điểm mặt và mắt của 25 loài chó khác nhau. Ông phát hiện, các loài chó sở hữu đôi mắt gây ấn tượng nhất có xu hướng sống và săn mồi theo nhóm, nơi giao tiếp bằng mắt rất cần thiết cho việc hạ gục các con mồi lớn.

Chó giao tiếp với nhau bằng mắt
Hình dạng mắt, màu tròng mắt và các đốm, lang trên mặt của các loài chó góp phần tạo nên một hệ thống giao tiếp phức tạp.

Trong khi đó, những loài chó sở hữu đôi mắt ngụy trang nhiều khả năng sống cô độc và thành cặp hơn, do việc giao tiếp với các thành viên khác của loài có thể không cần thiết theo cùng cách.

Theo tạp chí PlosOne, giáo sư Ueda và các cộng sự đã phân chia các giống chó thành 3 nhóm: Nhóm A, gồm chó sói xám, chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ và chó rừng, sở hữu tròng mắt sáng màu hơn con ngươi của chúng, cũng như khuôn mặt với các đốm, lang khiến dễ dàng xác định vị trí mắt của chúng.

Nhóm B gồm chó sói bờm, chó dingo và cáo kit, những loài chỉ có đốm, lang trên mặt chỉ rõ vị trí của mắt và con ngươi không dễ thấy. Chúng cũng có xu hướng sống đơn độc hoặc thành từng cặp gắn bó.

Chó lông rậm, lửng (tanuki) và chó hoang dã châu Phi thuộc nhóm C. Những con chó này không có đốm, lang quanh mắt để làm nổi bật đặc điểm này với phần còn lại của khuôn mặt. Chúng có xu hướng sống thành bầy, đàn nhưng thường săn mồi riêng rẽ.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát một số loài tương tác trong vườn thú và nhận thấy, những loài sở hữu đôi mắt dễ quan sát được hơn nhiều khả năng sống thành bầy đàn hơn. Cả 3 loài đều nhìn các cá thể cùng loài với số lần tương tự nhau, nhưng chó sói nhìn lâu hơn đánh kể so với cáo hay chó lông rậm.

Chó giao tiếp với nhau bằng mắt
Sự khác biệt về độ sáng và tính dễ nhận biết của màu tròng mắt so với con người và các đốm, lang trên khuôn mặt của mỗi nhóm chó.

Các nghiên cứu trước đây từng cho rằng, màu tròng mắt sáng hơn là sự thích nghi với ánh sáng mặt trời, tương tự như các biến thể về màu da người. Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm chuyên gia Nhật đã so sánh màu mắt của 3 giống chó sói có nguồn gốc từ Bắc cực, vùng ôn đối và vùng cận nhiệt đới. Tuy nhiên, màu tròng mắt không thay đổi nhiều giữa chúng, ám chỉ đặc điểm này có thể đã phát triển để cải thiện sự giao tiếp, thay vì thích nghi với môi trường.

Các nhà nghiên cứu nhận định, giao tiếp bằng cái nhìn có thể là một công cụ quan trọng đối với các loài chó khác, kể cả chó nhà. Một số nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng, chó nhà nhiều khả năng sẽ giao tiếp trực tiếp bằng mắt với con người hơn chó sói được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện, ám chỉ chúng hòa hợp với con người hơn sau hàng ngàn năm chúng sống.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
  • 1.785