Chùm ảnh nguyệt thực cuối cùng năm 2022 tại Việt Nam

  •  
  • 88

Trong ngày diễn ra nguyệt thực toàn phần cuối cùng năm 2022, nhiều người đã chuẩn bị thiết bị chuyên dụng, tuy nhiên do trời mây mù, một số điểm chỉ quan sát được Mặt trăng bị che khuất một phần.

Bạn trẻ ở Đà Nẵng sử dụng phần mềm tích hợp với kính ngắm thiên văn để theo dõi hướng đi của trăng.
Từ khoảng 17h ngày 8/11, CLB Thiên văn Đà Nẵng đã mang các thiết bị kính ngắm thiên văn đến Công viên biển Đông để chờ đợi Nguyệt thực. Trong ảnh, bạn trẻ ở Đà Nẵng sử dụng phần mềm tích hợp với kính ngắm thiên văn để theo dõi hướng đi của trăng. Nhưng trăng lẩn khuất trong đám mây khiến việc thay các kính để phù hợp tiêu cự khó khăn nên không quan sát kịp. (Ảnh: Nguyễn Đông)

 Khoảng 18h30 đến 19h45, trăng ló ra qua những đám mây khi quan sát tại Đà Nẵng.
Khoảng 18h30 đến 19h45, trăng ló ra qua những đám mây khi quan sát tại Đà Nẵng. Lúc này người dân chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần. (Ảnh: Nguyễn Đông)

Nguyệt thực ghi nhận tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn qua TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Nguyệt thực ghi nhận tại cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn qua TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, lúc 16h51. (Ảnh: Hồng Art)

 Mặt trăng lúc 18h55 trong công viên tại quận Bình Thạnh, TP HCM.
Mặt trăng lúc 18h55 trong công viên tại quận Bình Thạnh, TP HCM. (Ảnh: Thanh Tùng)

 Nguyệt thực một phần ghi nhận tại TP HCM.
Nguyệt thực một phần ghi nhận tại TP HCM. (Ảnh: Thanh Tùng)

 Trong ảnh, nguyệt thực toàn phần lúc 18h30 ghi nhận ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh.
Tại Quảng Ngãi trời quang đãng, thuận tiện quan sát. Pha nguyệt thực toàn phần khoảng 18h đến 18h30, Mặt trăng có màu đỏ đồng - còn gọi là trăng máu. Do thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần sớm, nhiều người không kịp quan sát lúc trăng đỏ nhất. Trong ảnh, nguyệt thực toàn phần lúc 18h30 ghi nhận ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh. (Ảnh: Phạm Linh)

Nguyệt thực toàn phần quan sát tại Quảng Ngãi lúc 18h30 đến 19h.
Nguyệt thực toàn phần quan sát tại Quảng Ngãi lúc 18h30 đến 19h. Khi qua giai đoạn cực đại, một phần của Mặt trăng bị bóng đen, một phần còn lại sáng. (Ảnh: Phạm Linh)

Trong ảnh, nguyệt thực một phần ghi nhận tại Ngã tư Sở (Hà Nội) lúc 19h.
Tại Hà Nội cũng không thể quan sát nguyệt thực toàn phần do trời mù. Tuy nhiên từ 19h người xem bắt đầu thấy hiện tượng Mặt trăng bị che khuất một phần. Trong ảnh, nguyệt thực một phần ghi nhận tại Ngã tư Sở (Hà Nội) lúc 19h. (Ảnh: Ngọc Thành)

 Trăng trên bức tượng trước Nhà thờ Lớn.
Trăng trên bức tượng trước Nhà thờ Lớn. (Ảnh: Ngọc Thành)

Mặt trăng quan sát qua kính thiên văn có độ bội giác 48 lần tại Đài thiên văn Hòa Lạc lúc 19h.
Mặt trăng quan sát qua kính thiên văn có độ bội giác 48 lần tại Đài thiên văn Hòa Lạc lúc 19h. (Ảnh: VNSC)

 Mặt trăng chụp trên nóc Nhà hát Lớn lúc 20h - thời điểm sắp kết thúc nguyệt thực.
Sự kiện nguyệt thực bắt đầu từ 15h02 đến 20h56 (giờ Hà Nội) chia làm 7 giai đoạn: bắt đầu nguyệt thực nửa tối (trăng mờ và tối đi), nguyệt thực một phần (trăng khuyết một phần), nguyệt thực toàn phần (trăng dần chuyển sang màu đỏ đồng), nguyệt thực cực đại (toàn bộ Mặt trăng chuyển màu đỏ đồng), kết thúc nguyệt thực toàn phần, kết thúc nguyệt thực một phần và kết thúc nguyệt thực nửa tối. Tại Việt Nam, do vị trí Mặt trăng vẫn nằm ở dưới đường chân trời trong ba giai đoạn đầu tiên nên người xem chỉ có thể quan sát nguyệt thực từ giai đoạn cực đại, bắt đầu từ 17h59. Tuy nhiên do thời tiết nhiều nơi có mây nên việc quan sát không thuận lợi. Mặt trăng chụp trên nóc Nhà hát Lớn lúc 20h - thời điểm sắp kết thúc nguyệt thực. (Ảnh: Ngọc Thành)

Cập nhật: 09/11/2022 VNE
  • 88