Chùm ảnh phố phường Hà Nội sau 1985 qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ

  •  
  • 651

Đời sống người Hà Nội trên các con phố trung tâm sau năm 1985 hiện lên qua các tác phẩm của nhiếp ảnh gia Mỹ William E. Crawford.

Bức hình sạp bán báo ở số nhà 222 phố Hàng Bông năm 1986
Bức hình sạp bán báo ở số nhà 222 phố Hàng Bông năm 1986 nằm trong loạt tác phẩm của Crawford, được giới thiệu tại hai triển lãm "Hà Nội 1985-2015 - Những năm tháng bị lãng quên" ở 14 Phan Huy Ích và "Xưa và nay, đổi thay đường phố Hà Nội" ở số 2 Hàng Bún. Sự kiện do Manzi Art Space và Art Vietnam Salon Gallery tổ chức, diễn ra từ ngày 26/4 đến 20/5.

William Crawford là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên đến miền Bắc Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Ông có mặt ở Hà Nội lần đầu năm 1985 cùng một nhóm nhà làm phim và cựu binh Mỹ, sau đó quay lại nhiều lần. Crawford chụp những khung cảnh phố phường, sinh hoạt đời thường để ghi nhận sự thay đổi, phát triển của thủ đô thời hậu chiến. Tác phẩm của ông từng được triển lãm ở Mỹ và Việt Nam, nằm trong cuốn sách ảnh Hanoi Streets 1985-2015: In the Years of Forgetting phát hành năm 2018.

Crawford lớn lên tại Chicago, có ông nội và cha là những nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Crawford bắt đầu chụp ảnh từ khi học tiểu học, tốt nghiệp Đại học Yale.

 Cảnh bán hàng trước số 26 phố Ngọc Hà mùa đông 1986.
Cảnh bán hàng trước số 26 phố Ngọc Hà mùa đông 1986. Trả lời phỏng vấn trên Culture Trip năm 2018, Crawford cho biết trong lần đầu tới Hà Nội, ông gặp khó khăn về điều kiện vật chất, thời tiết. Ông thấy chuột xuất hiện trong phòng ăn khách sạn, điện thường xuyên bị cắt, dù thời tiết nóng bức, máy điều hòa gây nhiều tiếng ồn hơn là làm mát, thức ăn mặn và có kiến ở trong cơm.

 Một cửa hàng mậu dịch ở số 214 phố Hàng Bông năm 1986.
Một cửa hàng mậu dịch ở số 214 phố Hàng Bông năm 1986. Nhiếp ảnh gia thường lang thang trên những con phố Hà Nội với chiếc máy ảnh khổ lớn và chân máy. Vì không nói được tiếng Việt, ông thuê hai phiên dịch viên của Trung tâm Báo chí Nước ngoài là Nguyễn Quang Duy và Vũ Bình.

Góc phố Hàng Gai năm 1988 với phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, số ít đi xe Cub.
Góc phố Hàng Gai năm 1988 với phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, số ít đi xe Cub.

Trước cửa quán ăn ở số 72 phố Mã Mây năm 1988.
Trước cửa quán ăn ở số 72 phố Mã Mây năm 1988. Ở những lần trở lại sau, ông thường xuyên quay lại những địa điểm cũ, nhất là phố cổ, để ghi lại sự thay đổi.

Trước cửa hàng điện quang trên phố Hàng Dầu năm 1988.
Trước cửa hàng điện quang trên phố Hàng Dầu năm 1988.

Cảnh hai người đàn ông uống nước chè, bên cạnh là quầy bơm ga bật lửa
Cảnh hai người đàn ông uống nước chè, bên cạnh là quầy bơm ga bật lửa ở số 8 phố Lý Thái Tổ năm 1988.

Khu tập thể 127 Giảng Võ năm 1988.
Khu tập thể 127 Giảng Võ năm 1988. Đại diện ban tổ chức cho biết các bức ảnh được nhiếp ảnh gia chụp bằng phim và in trên giấy mỹ thuật.

Góc ban công ngôi nhà cổ ở 57 phố Hàng Bồ năm 1991.
Góc ban công ngôi nhà cổ ở 57 phố Hàng Bồ năm 1991.

Cây cột điện nằm ở ngã ba phố Hàng Gai năm 1994.
Cây cột điện nằm ở ngã ba phố Hàng Gai năm 1994.

Nhà số 38 phố Mã Mây năm 1994.
Nhà số 38 phố Mã Mây năm 1994. Trong cuốn Hanoi Streets 1985-2015: In the Years of Forgetting, nhiếp ảnh gia nhận xét Hà Nội thay đổi nhiều trong thời kỳ đổi mới, ôtô và xe máy dần thay thế xe đạp, đèn neon thay thế đèn dầu, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên, đường phố ồn ào và khách du lịch trở nên phổ biến hơn.

Khung cảnh số 27 phố Tạ Hiện năm 1999.
Khung cảnh số 27 phố Tạ Hiện năm 1999.

Cập nhật: 27/04/2023 Ngôi Sao
  • 651