Hà Nội đẹp không khác gì châu Âu trong loạt ảnh hiếm chụp năm 1922

  •  
  • 2.126

Xem những bức ảnh chụp Hà Nội năm 1922, nhiều người chắc hẳn cũng khó nhận ra bởi thành phố lúc này vẫn khá thưa người vắng dân và khung cảnh giống châu Âu đến ngỡ ngàng.

Tháng 1 năm 1922, có một sự kiện lớn diễn ra tại Hà Nội, đó là cuộc diễu binh hoành tráng để đón thống chế người Pháp Joseph Joffre đến thăm Đông Dương. Nhiều bức ảnh trong số này được chụp từ máy bay đã ghi lại toàn cảnh Hà Nội rộng lớn và mang dáng vẻ như khung cảnh ở châu Âu cổ kính.

Lễ đón tiếp thống chế Joffre diễn ra tại Ga Hà Nội
Lễ đón tiếp thống chế Joffre diễn ra tại Ga Hà Nội, nơi quen thuộc với người Hà Nội với cái tên Ga Hàng Cỏ.

Đây là nhà ga lớn nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Ga Hàng Cỏ được khánh thành năm 1902 khi chính quyền Pháp quyết định xây dựng con đường xe lửa xuyên Đông Dương và xuyên Đông Tây. Đây là nhà ga lớn nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ban đầu đây là điểm xuất phát của con đường sắt từ Hà Nội đi Lạng Sơn rồi mở thêm đường đi Hải Phòng vào năm 1903. Hai năm sau, từ đây đường lên Lào Cai đường thành hình và 36 năm sau, ga Hà Nội thành điểm kết nối cho hành trình xuyên Việt.

Toàn cảnh dân chúng đứng dọc bến Clémenceau chờ xem đoàn diễu binh
Toàn cảnh dân chúng đứng dọc bến Clémenceau (nay là đường Trần Quang Khải – thời Pháp thuộc có tên là quai Guillemoto) để chờ xem đoàn diễn binh.

Trong ảnh, ở phía bên xa góc trái là hình ảnh Nhà hát Lớn.
Trong ảnh, ở phía bên xa góc trái là hình ảnh Nhà hát Lớn. Thời Pháp thuộc, bến Clémenceau là nơi trên bến dưới thuyền tấp nập. Lúc bấy giờ, luồng chính của sông Hồng chảy về phía Hà Nội chứ không vát về phía Gia Lâm như ngày nay, vì vậy đường này là một cảng sông nhộn nhịp mà trung tâm là chỗ cột đồng hồ, mọi người gọi dân dã là bến Cầu Cháy, có đò ngang qua sông.

Khán đài của buổi lễ quay lưng ra bãi sông Hồng
Khán đài của buổi lễ quay lưng ra bãi sông Hồng và đối diện với tòa nhà Sở Thuế quan Đông Dương (Direction des Douanes) ở phía bên phải ảnh.

Trong ảnh có bóng của chiếc máy bay cánh đôi chiếu xuống đất.
Trong ảnh có bóng của chiếc máy bay cánh đôi chiếu xuống đất. Những bức ảnh nhìn từ trên cao được chính từ chiếc máy bay này.

Đoàn diễu binh đi qua phía sau Nhà hát Lớn trên phố rue de France
Đoàn diễu binh đi qua phía sau Nhà hát Lớn trên phố rue de France (đoạn từ quảng trường Nhà hát Lớn đến đường Trần Quang Khải), tiến vào phố Paul Bert (phố Tràng Tiền). Nơi đầu đường là tòa nhà mái có chóp củ hành, ngày nay là Sở Chứng Khoán Hà Nội.

Đoàn diễu binh trên phố Paul Bert – phố Tràng Tiền ngày nay.
Đoàn diễu binh trên phố Paul Bert – phố Tràng Tiền ngày nay.

Bức ảnh này được chụp ở khu vực phía trước Sở Thuế quan Đông Dương
Bức ảnh này được chụp ở khu vực phía trước Sở Thuế quan Đông Dương, tòa nhà được xây dựng năm 1917. Năm 1958, tòa nhà này trở thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và sau này được sáp nhập với Bảo tàng C.ách m.ạng Việt Nam thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Mặt tiền Sở Thuế quan Đông Dương, nay là một phần của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Mặt tiền Sở Thuế quan Đông Dương, nay là một phần của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Đồn cảnh binh Phố Hàng Trống (bót Hàng Trống),
Đồn cảnh binh Phố Hàng Trống (bót Hàng Trống), nằm tại mũi tàu góc phố Rue Jules Ferry (nay là Phố Hàng Trống) và Avenue Beauchamp (nay là Lê Thái Tổ).

Bên trái là trụ sở của Công ty Hỏa xa Vân Nam tại Hà Nội
Bên trái là trụ sở của Công ty Hỏa xa Vân Nam tại Hà Nội, về sau là trụ sở Bộ Giao thông Vận tải, số 80 – 82 đường Trần Hưng Đạo, đối diện cổng Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Đây là cầu thang mặt sau công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội.
Đây là cầu thang mặt sau công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội. Công trình do KTS Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906. Từ khi hoàn thành đến sau tháng 8/1945, toà nhà này đã có 29 đời Toàn quyền và Quyền Toàn quyền đến làm việc và sinh sống tại đây. Sau năm 1954, nơi đây được dùng làm công thự cho Chủ tịch nước, từ đó có tên gọi là Phủ Chủ tịch.

Cập nhật: 16/04/2021 Theo quehuong
  • 2.126