Chuyên gia bắn rắn hổ mang lẩn trốn bên trong chiếc giày thể thao

  •  
  • 463

Nếu không phát hiện thấy con rắn độc và mang chiếc giày vào chân, không biết chủ nhân của đôi giày này sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng đến mức nào?

Sự việc xảy ra tại một ngôi làng thuộc bang Bihar, phía đông Ấn Độ, khi một nam thanh niên nhìn thấy chiếc giày của mình chuyển động và phát ra âm thanh đáng sợ. Sau khi quan sát kỹ, thanh niên này đã giật mình khi nhìn thấy một con rắn đang nằm bên trong chiếc giày, người này lập tức gọi điện nhờ các chuyên gia bắt rắn đến giúp đỡ.

Một nữ chuyên gia đã sử dụng que bắt rắn để chọc vào bên trong giày khiến con vật lập tức thò đầu ra ngoài, phồng mang và liên tục rít lên thể hiện sự hung hăng. Chuyên gia bắt rắn vẫn bình tĩnh sử dụng gậy chuyên dụng để đưa con rắn độc ra khỏi giày một cách an toàn.


Rùng mình khi phát hiện rắn hổ mang lẩn trốn bên trong giày. (Video: Twitter).

Nữ chuyên gia bắt rắn khuyên mọi người nên kiểm tra kỹ giày dép của mình trước khi mang vào chân, đặc biệt trong mùa mưa lũ, khi các loài rắn tìm kiếm nơi khô ráo và ấm áp để lẩn trốn.

Chuyên gia bắt rắn sau đó đã mang con vật đến nơi xa khu dân cư để thả tự do.

Con rắn trong vụ việc là một cá thể rắn hổ mang Ấn Độ chưa trưởng thành. Rắn hổ mang Ấn Độ là một trong "tứ đại rắn độc" tại Ấn Độ, là 4 loài rắn độc gây ra nhiều ca tử vong do rắn cắn nhất tại quốc gia này, bao gồm rắn hổ mang Ấn Độ, rắn cạp nia Ấn Độ, rắn lục Russell và rắn lục vảy cưa.

Con rắn lập tức thò đầu ra ngoài, phồng mang và liên tục rít lên thể hiện sự hung hăng. 
Con rắn lập tức thò đầu ra ngoài, phồng mang và liên tục rít lên thể hiện sự hung hăng khi bị làm phiền.

Rắn hổ mang Ấn Độ thường ăn các loài động vật gặm nhấm, cóc, ếch và các loài rắn khác. Do chế độ ăn uống và săn bắt chuột nên loài rắn hổ mang này thường xuất hiện tại các khu vực sinh sống của con người, dẫn đến nhiều vụ rắn cắn do hổ mang Ấn Độ gây ra. Tuy nhiên, loài rắn này lại được tôn kính trong văn hóa và tôn giáo tại Ấn Độ.

Theo nhiều chuyên gia, những cá thể rắn độc còn non và chưa trưởng thành vẫn có đủ tuyến độc và gây ra chết người với một cú cắn. Những con rắn độc còn non thậm chí sử dụng lượng nọc độc lớn hơn cho mỗi cú cắn bởi lẽ chúng chưa biết cách điều tiết lượng nọc độc như những con rắn trưởng thành.

Cập nhật: 15/07/2022 Dân Trí
  • 463