Tranh cãi: Cấm hay không cafein trong thể thao

  •  
  • 1.809

Olympic Bắc Kinh tới đây, nhiều nhà khoa học cho rằng nhiều VĐV điền kinh vẫn sẽ sử dụng cafein (đã ra khỏi danh sách chất kích thích bị cấm sử dụng trong thể thao) để tăng thành tích, trong khi tranh luận "Cấm hay không cấm sử dụng chất này" chưa ngã ngũ. 

Cafein - chất kích thích ngoài danh mục cấm

Một biên tập viên chuyên về vấn đề này của Tạp chí Clinical Evidence cho biết, có những bằng chứng xác thực về việc các VĐV điền kinh sử dụng cafein trước khi thi đấu do tin rằng việc này giúp tăng thành tích.

Năm 2004, Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) đã loại bỏ cafein ra khỏi danh sách các chất kích thích bị cấm sử dụng.

Bác sĩ Thể thao ở Melbourne (Australia), TS. Peter Larkins, người tham gia sáng lập ra Uỷ ban Quốc gia về Chất kích thích trong thể thao và tạo nguồn các vận động viên điền kinh, cho biết: kết quả kiểm tra cho thấy rõ rằng VĐV điền kinh nước này sử dụng cafein nhiều hẳn từ khi WADA loại chất này ra khỏi danh mục cấm sử dụng.

Các nhà khoa học khuyên VĐV không dùng cafein trong ngày thi đấu (Ảnh: Reuters)


TS. Larkins cũng cho biết, các nghiên cứu kiểm chứng lại đã cho thấy cafein đã kích thích thành tích của VĐV. Ông nói: “Chúng tôi chấp nhận nó là chất kích thích, làm cho bạn lanh lợi hơn, tỉnh táo lâu hơn, tăng lượng máu lưu thông, tăng nhịp đập của tim, và xua tan mệt mỏi - trạng thái mà các VĐV điền kinh muốn có“.

TS. Larkins cũng nhận định: Một phần lớn các VĐV điền kinh đã lợi dụng việc cafein không bị cấm, và cafein đã giúp họ đạt thành tích cao hơn đối thủ.

Trong những năm 80 và 90, các VĐV điền kinh trong các thế vận hội đã bị cấm thi đấu vì các kết quả xét nghiệm cafein, trong đó có VĐV của Australia, Alex Watson. VĐV này đã bị trả về nước ở Olympic Seoul 1988.

Bốn năm trước, WADA cho rằng VĐV có kết quả xét nghiệm nước tiểu với lượng cafein lớn hơn 12 µg/l nước tiểu là vi phạm quy định của cơ quan này.

Nhưng một số mối lo lắng đã buộc WADA loại cafein ra khỏi danh sách các chất bị cấm sử dụng. Người phát ngôn của WADA nói rằng có những nghiên cứu nghiêm túc chỉ ra rằng cafein thực sự làm giảm thành tích ở một ngưỡng nào đó.

Trạng thái "run"

GS. John Hawley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu các diễn biến của quá trình trao đổi chất ở Viện Hoàng gia về Công nghệ Melbourne cho biết, lượng cafein quá nhiều có thể làm cho bạn thấy "run" và đây sẽ là "vấn đề" khi thi bắn cung - môn thể thao đòi hỏi một bàn tay chắc chắn.

“Trong một vài môn thể thao thì nó có thể là không tốt. Nhiều hơn thường là không tốt hơn” - Giáo sư nói.

Nhưng GS. Hawley cũng cho biết: ông không nghi ngờ về thông tin cho rằng cafein có thể làm nâng cao thành tích thi đấu. "Tôi có thể cung cấp cho bạn 200 bài báo cho thấy kết quả này”
- Giáo sư nói. Ông còn cho biết cafein kích thích hệ thần kinh và làm giảm sự nỗ lực của VĐV vì thành tích mà họ đạt được, tuy là cao nhưng lại chỉ xảy ra duy nhất 1 lần.

Những nghiên cứu của GS. Hawley cũng cho thấy sự ích lợi của cafein trong việc giúp VĐV hồi phục nhanh hơn sau các bài tập nặng nhọc do nó làm tăng khả năng lưu giữ glycogen trong các cơ bắp.

Giáo sư nói cafein là một chất có ích trong việc giữ nhiệt cho các VĐV trong các trận chung kết bơi lội, điền kinh hay judo. "Tôi nghi ngờ việc hầu hết các VĐV trong hầu hết các môn thi đấu khác cần nhiều sự tập trung hơn đua moto (như bắn cung, bắn súng) sẽ có khả năng sử dụng cafein“.

Sự nhạy cảm của từng người

Cả TS. Larkins và GS Hawley đều nói chìa khoá của vấn đề là tuỳ thuộc từng cơ thể khác nhau nhạy cảm với cafein nhiều đến mức nào. “Một vài người không nhạy cảm với cafein còn một số khác thì có. Người ta hấp thụ cafein với các tốc độ khác nhau, luật sư có thể đưa ra luận cứ cho rằng VĐV điền kinh dùng lượng cafein trong thức uống bình thường hàng ngày, trong giới hạn cho phép“.

TS. Larkins nghĩ rằng cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để phân biệt giữa chất kích thích và doping với người sử dụng cafein. Trong khi chờ đợi thì ông khuyên các VĐV không dùng cafein trong ngày họ thi đấu.

Cũng theo TS. Larkins, trong năm đầu tiên mà cafein bị loại ra khỏi danh sách của WADA thì lượng cafein trong nước tiểu của các vận động viên đã tới mức 30, 40 và 50 µg/l nước tiểu. Điều đó cho thấy họ đã dùng trên 1 hay 2 cốc cà phê trước khi thi đấu hoặc là sau bữa tối.

Sự ngăn cấm "thiếu thực tế"?

Không như TS. Larkins, GS. Hawley nghĩ, không bao giờ nên đặt cafein vào vị trí đầu bảng trong danh sách cấm sử dụng của WADA. Sự xuất hiện rộng rãi của cafein trong thực phẩm và đồ uống như trong cà phê, sô cô la và nước uống có cacao khiến khó mà cấm được.

"Việc đưa các thực phẩm tự nhiên có chứa cafein ra ngoài vòng pháp luật là điều không thể thực hiện được” - ông nói. Nhưng câu hỏi là nên cấm hay không nên cấm sử dụng cafein vẫn tiếp tục làm chia rẽ các nhà khoa học thể thao. WADA sẽ không bị sa vào vấn đề là có hay chăng sử dụng cafein làm tăng thành tích của các VĐV, nhưng thật khó mà khẳng định, cafein được dùng thế nào thì thành chất kích thích trong thể thao.
Theo Huy Hiệp - VietNamNet (ABC)
  • 1.809