Hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vọt vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới. Đây là căn bệnh gây tử vong cho khoảng hơn 25.000 người Việt mỗi năm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam có tỉ lệ mắc ung thư gan theo giới tính nam cao thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Mông Cổ và Lào.
Tỉ lệ mắc ung thư gan tăng nhanh trong vòng 20 năm qua. Trung bình cứ 100.000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan. Tại Việt Nam, sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 2, hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vươn lên vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới với số mắc năm 2018 là 25.335 trường hợp. Đáng nói là số ca tử vong do ung thư gan tại nước ta gần tương đương với số ca mắc mới. Ước tính, mỗi năm có khoảng 25.000 người chết vì ung thư gan, cao hơn nhiều lần số tử vong do tai nạn giao thông ở Việt Nan.
Lý giải nguyên nhân này, GS-TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết tỉ lệ tỉ vong ung thư gan lớn do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng điều trị rất tốt.
Hình ảnh gan bị các khối u xâm lấn.
Bác sĩ Phạm Thế Anh, Trưởng Khoa Ngoại gan mật tụy, Bệnh viện K Trung ương, cho biết ung thư gan khó sàng lọc phát hiện sớm vì ở giai đoạn sớm biểu hiện của bệnh thường mơ hồ, người bệnh ít chú ý tới. Hầu hết trường hợp ung thư gan được phát hiện đều đã muộn. Ung thư gan gồm có ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát phát triển từ các tế bào trong gan, ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể và đi vào gan gây ra các khối u di căn. Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất chiếm trên 80%, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Giới chuyên môn cho biết tại Việt Nam viêm gan virus (B, C) là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan hoặc ung thư gan. Bên cạnh đó, một số thói quen ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, lạm dụng rượu bia và lối sống ít vận động, tình trạng thừa cân, béo phì (béo bụng) đang khiến cho người Việt đang tàn phá lá gan của chính mình.
Theo GS Thuấn, để điều trị ung thư gan, ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, dùng thuốc nhắm trúng đích, hiện có thêm các phương pháp nút mạch, đốt sóng cao tần, đốt u bằng vi sóng, laser, điện đông, tiêm cồn tuyệt đối qua da, ghép gan... Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo. Với ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán ban đầu có thể phẫu thuật.
Ngoài ra, ghép gan là phương pháp mang lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân mắc ung thư gan. Tại một số bệnh viện như Việt Đức, Chợ Rẫy đã thực hiện thường quy các ca ghép gan. Trong đó Bệnh viện Việt Đức ghép được hơn 62 ca (chiếm 50% các ca ghép gan cả nước). Tuy nhiên, do chi phí ghép gan khá cao (khoảng 1,5 tỉ đồng/ca ghép) và nguồn gan ghép rất khan hiếm của nguồn tạng, do vậy số lượng gan ghép chỉ đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu.
Bác sĩ Bệnh viện K khuyến cáo để ngừa ung thư gan, cần thực hiện các biện pháp sau:
Những điều cần biết về ung thư gan
Ung thư gan Việt Nam xếp thứ 4 thế giới, giờ có thể triệt u không cần phẫu thuật