Cuối cùng chúng ta cũng biết vì sao con người ta lại yêu nhau

  •   1,52
  • 4.988

Tình dục hay sex là một nhu cầu rất căn bản của tất cả mọi động vật sống trên Trái đất. Nhưng con người chúng ta khác loài vật ở chỗ, chúng ta đến với nhau vì tình yêu.

Tình yêu giữa người với người có lẽ đã xuất hiện kể từ khi xã hội đơn sơ nhất được hình thành. Nhưng bản chất của tình yêu là gì? Đến nay, khoa học mới tìm ra bằng chứng để trả lời được câu hỏi đó: Con người đã tiến hóa để biết yêu.

Con người đã tiến hóa để biết yêu.
Con người đã tiến hóa để biết yêu.

Đây có thể nói là nghiên cứu đầu tiên đưa ra bằng chứng cho thấy tình yêu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, và thậm chí là số lượng con cái mà cặp đôi có thể có. Đối tượng trong nghiên cứu là tộc Hadza tại Tanzania.

Tại sao phải là tộc Hadza - một tộc người thiểu số? Trên thực tế tại xã hội hiện đại, các phương pháp ngừa thai đã gây ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa tình yêu và số lượng con cái. Trong khi đó, tộc Hadza có lối sống khá tương đồng với tổ tiên con người ngày trước. Đó là lý do nhóm nghiên cứu từ ĐH Wroclaw lựa chọn tộc người này.

Để đánh giá tình yêu trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp mang tên "tam giác tình yêu" - triangular love scale. Giống như tên gọi, phương pháp này dựa vào 3 yếu tố để đánh giá tình yêu, bao gồm: sự gần gũi, sự đam mê, và sự cam kết lâu dài.

Phụ nữ tộc Hadza.
Phụ nữ tộc Hadza.

Sau khi đánh giá, các nhà khoa học sẽ so sánh với số lượng trẻ em được sinh ra. "Chúng tôi nhận thấy yếu tố "cam kết" và số lượng trẻ em sinh ra có tỉ lệ thuận với nhau đối với cả hai giới tính" - tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Piotr Sorokowski cho biết.

Ngoài ra, yếu tố "đam mê" cũng gây ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh nở thành công của phụ nữ. Có điều, sự gần gũi thân mật lại cho tỉ lệ nghịch. Lý giải cho chuyện này, các chuyên gia cho rằng đó là vì sự gần gũi ấy xảy ra trong những cặp đôi đã có quá nhiều trẻ em vây quanh.

Tuy vậy, với hai yếu tố "đam mê" và "gắn kết", các chuyên gia tin rằng đó là dấu hiệu cho thấy "tình yêu là kết quả của quá trình tiến hóa".

Theo giáo sư Michael Gratzke - một chuyên gia ngôn ngữ của ĐH Hull, ông đánh giá rất cao nghiên cứu này. Tuy nhiên ông vẫn cảnh báo rằng nghiên cứu có hạn chế, vì định nghĩa của tình yêu trong từng văn hóa là rất khác.

Tình yêu có thể không dựa vào khả năng sinh sản trong xã hội hiện đại.
Tình yêu có thể không dựa vào khả năng sinh sản trong xã hội hiện đại.

"Điều quan trọng nhất là liệu người Hadza có khái niệm về tình yêu hay không, và tôi cũng không rõ thông điệp được truyền tải như thế nào trong cộng đồng thổ dân" - ông cho biết.


Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng trên thế giới, tình yêu chưa hẳn đã gắn liền với khả năng sinh sản. "Quan trọng là tình yêu có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?"

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology.

Cập nhật: 24/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1,52
  • 4.988