Đại bàng khổng lồ Philippines

  •   38
  • 19.709

Đại bàng khổng lồ Philippines được gọi là chúa tể của các loài chim. Với sải cánh lên tới 2 m, đại bàng Philippines được coi là một trong những loài chim cao nhất, hiếm nhất, lớn nhất, mạnh mẽ nhất thế giới. Chúng trở thành biểu tượng của nước này từ năm 1978.

Đại bàng Philippine (Pithecophaga jefferyi) còn được gọi là đại bàng khổng lồ Philippine hay đại bàng ăn khỉ.
Đại bàng Philippine (Pithecophaga jefferyi) còn được gọi là đại bàng khổng lồ Philippine hay đại bàng ăn khỉ. Những con cái có chiều cao trung bình 102 cm và nặng 7 kg, trong khi con đực cao trung bình 91 cm và nặng 5 kg. (Ảnh: internet).

Đây có lẽ là một trong những loài chim cao, to và hiếm nhất trên thế giới. Tại Philippines người ta gọi chúng là banog. Nhiều nhà khoa học gọi chúng là chúa tể của các loài chim
Đây có lẽ là một trong những loài chim cao, to và hiếm nhất trên thế giới. Tại Philippines người ta gọi chúng là banog. Nhiều nhà khoa học gọi chúng là chúa tể của các loài chim. (Ảnh: internet).

John Whitehead, một nhà tự nhiên học người Anh, phát hiện đại bàng Philippines lần đầu tiên vào năm 1896.
John Whitehead, một nhà tự nhiên học người Anh, phát hiện đại bàng Philippines lần đầu tiên vào năm 1896. (Ảnh: internet).

Nhưng các nghiên cứu sau đó cho thấy đại bàng Philippines còn ăn những loài động vật khác như cầy hương, rắn lớn, thằn lằn và thậm chí một số loài chim lớn.
Các nhà khoa học gọi chúng là đại bàng ăn khỉ sau khi phát hiện chúng chỉ bắt khỉ để ăn. (Ảnh: internet.)

Nhưng các nghiên cứu sau đó cho thấy đại bàng Philippines còn ăn những loài động vật khác như cầy hương, rắn lớn, thằn lằn và thậm chí một số loài chim lớn.
Nhưng các nghiên cứu sau đó cho thấy đại bàng Philippines còn ăn những loài động vật khác như cầy hương, rắn lớn, thằn lằn và thậm chí một số loài chim lớn. (Ảnh: internet.)

Vì thế, vào năm 1978 giới khoa học đổi tên chúng thành "đại bàng Philippines".
Vì thế, vào năm 1978 giới khoa học đổi tên chúng thành "đại bàng Philippines". (Ảnh: internet.)

Chúng trở thành biểu tượng của Philippines từ năm 1978.
Chúng trở thành biểu tượng của Philippines từ năm 1978. (Ảnh: internet.)

Chúng làm tổ trên cành cây cao và tổ thường cách mặt đất khoảng 30 m. Mỗi cặp đại bàng chỉ sinh một con trong năm.
Chúng làm tổ trên cành cây cao và tổ thường cách mặt đất khoảng 30 m. Mỗi cặp đại bàng chỉ sinh một con trong năm. (Ảnh: internet).

Các nhà khoa học cho rằng hiện chỉ còn khoảng 500 con đại bàng Philippines trong tự nhiên. Sự tồn tại của chúng bị đe dọa bởi tình trạng phá rừng để lấy gỗ và sản xuất nông nghiệp.
Các nhà khoa học cho rằng hiện chỉ còn khoảng 500 con đại bàng Philippines trong tự nhiên. Sự tồn tại của chúng bị đe dọa bởi tình trạng phá rừng để lấy gỗ và sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: internet).

Cập nhật: 13/01/2016 Theo VnExpress
  • 38
  • 19.709