Hai địa chỉ đăng ký và phát hành thẻ hiến tạng tại Việt Nam là bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Chợ Rẫy (TP HCM).
Theo luật, người 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không giới hạn giới tính, tín ngưỡng đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não và hiến xác.
Người dân đăng ký hiến mô, tạng khi qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy. (Ảnh: Lê Phương).
Pháp luật không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý của cha mẹ trong đơn đăng ký hiến tặng. Tuy nhiên khuyến khích có sự đồng ý của gia đình vì nếu đăng ký hiến tạng mà gia đình không biết sẽ khó khăn trong việc báo tin cho cơ sở y tế. Điều này cũng tránh sự phản đối của gia đình khiến người muốn hiến không thực hiện được ý nguyện của mình.
Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống cho hơn 10 người khác. Hiện nước ta có hàng chục nghìn người đang cần ghép mô, tạng duy trì sự sống, song chưa thể thực hiện được vì không có đủ nguồn mô, tạng để ghép. Từ năm 2006 đến nay cả nước có hơn 1.000 người được ghép mô, tạng. Trong đó nguồn mô, tạng chủ yếu từ người đang sống, người thân hiến một quả thận, một phần gan. Nguồn tạng từ người cho chết não rất ít.
Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
Hiện có hai địa chỉ chính thức được phép đăng ký và phát hành thẻ hiến tạng tại Việt Nam để đáp ứng nguyện vọng đăng ký hiến tạng cứu người khi qua đời:
Nếu đăng ký qua email hoặc fanpage của đơn vị điều phối hiến tạng, bạn điền mẫu đơn đăng ký tự nguyện hiến mô, tạng sau khi qua đời. Scan hoặc chụp hình tờ đơn đã điền hoàn tất, kèm một tấm hình 3x4 (dán vào đơn hoặc để rời) và gửi cho Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người bệnh viện Chợ Rẫy, email [email protected] hoặc nhắn tin trên fanpage của đơn vị. Ghi địa chỉ cụ thể nơi muốn nhận được thẻ đăng ký hiến tạng.
Việc đăng ký hiến tạng hoàn toàn miễn phí. Toàn bộ các chi phí xét nghiệm trước lúc lấy tạng đều do cơ sở y tế chịu trách nhiệm.