Cần đi kiểm tra ngay nếu vết loét không lành sau 2 tuần, ổ nhổ răng không lành, răng lung lay không rõ nguyên nhân, khó nhai...
Ung thư hốc miệng là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các ung thư ở nam và thứ 8 trong các ung thư nữ. Tỷ lệ của ung thư miệng tăng dần theo tuổi, lên một cách rõ rệt sau tuổi 40, tuổi gặp nhiều nhất là 60-70, ít khi tìm thấy ở người trẻ. Vị trí thường hay gặp là lưỡi, môi, sàn miệng và ít gặp hơn ở nướu răng, mặt trong má, màn họng..
Khói thuốc và rượu là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư hốc miệng. Những người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc dễ bị ung thư mặt trong má. Tiếp xúc nhiều và lâu dài tia UV trong ánh nắng, đặc biệt ở những người da sáng màu dễ bị tổn thương ADN trong tế bào da gây ung thư. Vệ sinh răng miệng kém, hàm giả làm không đúng dễ dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư.
Khói thuốc và rượu là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư hốc miệng. (Ảnh: bestwalls)
Ung thư hốc miệng là tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc cứng, dính, giới hạn không rõ, không đau (đau khi ở giai đoạn trễ hay khi xâm lấn thần kinh), tiến triển nhanh, thường di căn hạch cổ. Ung thư hốc miệng xâm lấn tại chỗ ít khi cho di căn xa.
Bệnh nhân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu:
Điều trị ung thư hốc miệng chủ yếu là phẫu trị và hóa trị, hóa trị chỉ là hỗ trợ, mục tiêu của việc điều trị là khỏi bệnh và đảm bảo chức năng thẩm mỹ có thể chấp nhận được.
Việc phát hiện sớm ung thư hốc miệng có vai trò quan trọng trong điều trị và tiên lượng. Nếu tổn thương nhỏ, 60-70% bệnh nhân sống sau 5 năm điều trị, tổn thương hơi lớn khả năng sống sau 5 năm giảm còn 40-50%. Nếu phát hiện trễ, qua giai đoạn di căn hạch tỷ lệ chữa khỏi bệnh giảm nhiều.
Tránh xa thuốc lá, uống rược bia có chừng mực, bỏ thói quen nhai trầu xỉa thuốc, hạn chế tiếp xúc tia UV, vệ sinh răng miệng kỹ và chỉnh sửa răng giả làm sai là các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa ung thư hốc miệng.
Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy