Dấu hiệu nhận biết tiểu đường: Khát nhiều...

  •   54
  • 5.034

Người mắc bệnh tiểu đường khó nhận biết mình đã mắc bệnh. Tuy nhiên, có thể dựa vào triệu chứng ban đầu: Uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu vẫn khát...

Bệnh tiểu đường

Cách đây khoảng hai tháng, bà Nguyễn Thị Nhen, sinh năm 1946, quê Lai Vung – Đồng Tháp, tình cờ bị quẹt trúng lưỡi cưa. Vết cứa chỉ trầy nhẹ rướm máu. Tưởng không sao, thế nhưng khi đi khám tại BV Sa Đéc, vết thương của bà Nhen "trở chứng". Nó không lành mà ngày càng bị hoại tử.

Sau đó, bà Nhen được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bà mới được các bác sĩ cho biết bà đã mắc bệnh đái tháo đường. Do vết thương đã bị hoại tử nhiều, các bác sĩ buộc lòng phải cưa chân của bà Nhen để bảo toàn tính mạng cho bà.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Tiểu đường - Môi trường của nhiều bệnh tật

Một trường hợp khác may mắn hơn không bị đoạn chi như bà Nhen là bệnh nhân Lê Thị Sáu, ở Hoà Long, Thuận An - Bình Dương, mắc bệnh đái tháo đường cách đây 5-6 năm ở tuổi 60. Trước khi phát bệnh, bà bắt đầu uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần trong đêm. Sau đó, mắt bị mờ đi nhanh chóng. Theo người nhà của bà Sáu, hàng ngày việc khó nhất là giữ gìn cho chân tay không bị trầy xước.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tạo điều kiện để nhiều loại bệnh tật khác bùng phát trong cơ thể, mà không biết trước được bệnh gì. Hiện nay, bà Sáu đang điều trị một căn bệnh về não do tiểu đường tại khoa Nội tiết – BV Chợ Rẫy.

Tiểu đường rất khó phát hiện

"Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường: Uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu vẫn khát. Người bị bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm. Ngoài ra, người bệnh ăn nhiều, và thèm đồ ăn ngọt".

Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, bệnh tiểu đường đã được mô tả trong các tài liệu y học cổ đại phương Đông và phương Tây. Hiện nay, số người mắc căn bệnh này đang tăng dần theo thời gian.

“Phần đông, bệnh nhân vô tình phát hiện bị tiểu đường thường do đến bệnh viện vì một bệnh khác. Hoặc người bệnh chỉ biết mình bị bệnh tiểu đường khi có những biến chứng trực tiếp liên quan đến tiểu đường, như: mờ mắt, lao phổi hay viêm phổi, loét chân lâu lành...,” BS Tuyết Hoa cho biết.

Cũng theo BS. Tuyết Hoa, triệu chứng ban đầu có thể nhận biết được bệnh tiểu đường: uống nước rất nhiều, uống bao nhiêu vẫn khát. Người bị bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm. Ngoài ra, người bệnh ăn nhiều, và thèm đồ ăn ngọt.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mờ mắt;
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng tiểu đường có thể xảy ra bao gồm:

  • Bệnh tim mạch. Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
  • Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh). Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
  • Tổn thương thận (bệnh thận). Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt (bệnh võng mạc). Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.
  • Tổn thương chân. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.
  • Các tình trạng da. Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Khiếm thính. Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
    Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát được có thể gây ra vấn đề cho bạn và con.

Các biến chứng tiểu đường ở trẻ bao gồm:

  • Thai nhi phát triển hơn so với tuổi. Lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của bé phát triển thêm insulin. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và bạn phải sinh mổ.
  • Lượng đường trong máu thấp. Đôi khi, trẻ sẽ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết trong trẻ sẽ bình thường.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên.
  • Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

Các biến chứng bệnh tiểu đường ở người mẹ gồm:

  • Tiền sản giật. Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân và bàn chân. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.
  • Tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn với lần mang thai tiếp theo. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường – điển hình là bệnh tiểu đường loại 2 – khi bạn già đi.

Điều trị tiểu đường: Ăn uống là quan trọng

BS Tuyết Hoa nhấn mạnh, đối với người bệnh tiểu đường, không chỉ đơn thuần là cho thuốc uống như điều trị bệnh cảm. Điều quan trọng nhất là ăn uống – uống thuốc – tập thể dục phải hài hòa để đường trong máu của bệnh nhân ổn định.

“Bác sĩ phải kết hợp với bệnh nhân tiểu đường trong 3 việc này để các biến chứng của bệnh xuất hiện trễ hơn. Ở Mỹ, biến chứng của người bệnh tiểu đường xuất hiện

sau khi khởi bệnh 10 năm, trong khi ở Việt Nam, thời gian đó chỉ bằng một nửa,” BS Hoa lo ngại.

35- 50% bệnh nhân bị tiểu đường ở Việt Nam bị biến chứng loét lâu lành dẫn đến bị đoạn chi; từ cắt ngón, cắt nửa bàn chân đến cắt giữa cẳng chân hay do hoại tử rộng nên bị cắt đến nửa đùi. Tính riêng BV Chợ Rẫy, trong năm 2002, toàn bộ đoạn chi của bệnh nhân tiểu đường chiếm 38% các trường hợp phải đoạn chi.

Trước đây, mỗi khi bị bệnh tiểu đường, các thầy thuốc và thân nhân bệnh nhân khuyên bệnh nhân phải ăn kiêng tuyệt đối. Thậm chí các loại thức ăn bổ dưỡng như sữa, trứng cũng bị cấm. Tình trạng đói thường xuyên của cơ thể sẽ làm rối loạn các chuyển hoá trong người bệnh và bệnh nhân không đủ thể lực để đề kháng lại bệnh.

BS. Lê Thiện Anh Tuấn, chuyên khoa Nội, Hội Y học TP.HCM nói rằng, nhiều bệnh nhân rất sợ uống sữa vì sợ mập. Nhưng theo ông, mập hay ốm còn tuỳ theo cơ địa và gien của từng người.

Đối với các bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ còn khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều. Đặc biệt, tuy hạn chế các loại trái cây nhiều đường như sầu riêng, mít, bệnh nhân vẫn có thể ăn trái cây như cam, bưởi, chuối…Thậm chí có những loại trái cây, người bệnh cũng có thể ăn rộng rãi như người bình thường: ổi, cóc, mận…

BS. Tuyết Mai nhận xét, đa phần người bệnh không thích ăn rau. Một phần, khi có biến chứng do tiểu đường như tiêu chảy, người bệnh cảm thấy khó chịu trong ruột, nên rất kiêng ăn rau. Nhưng trong khẩu phần ăn hàng ngày, đối với người bệnh ăn càng nhiều càng tốt các loại rau cà dưa cải.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ăn gì

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:

  • Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
  • Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
  • Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Sữa
  • Trái cây sấy khô
  • Rượu, bia và đồ uống có cồn.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:

  • Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
  • Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
Cập nhật: 22/10/2018 Theo VietNamNet
  • 54
  • 5.034