Hiện nay, vấn đề về môi trường đang khá nóng và đáng lo ngại. Rác thải nhựa hay thuỷ tinh cũng là một phần trong đó, khi nó thải ra môi trường thì cực kỳ khó phân huỷ và thậm chí phải mất đến hàng trăm hàng triệu năm. Do đó, tái chế rác được xem là phương pháp hàng đầu để nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Vậy tái chế rác là gì?
Rác tái chế là loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng tái chế, chúng sẽ được phân loại kỹ lưỡng và cho và các nhà máy tái chế để tạo thành nguyên liệu hoặc sản phẩm mới bán ra thị trường, đáp ứng các nhu cẩu của người tiêu dùng.
Hầu như các loại rác tái chế đều ở dạng rắn như: nhôm, đồng, inox, sắt thép, nhựa... chúng sẽ
được các cơ sở thu mua gom lại, tiến hành phân loại và tái chế theo đúng quy trình kỹ thuật.
Qua tìm hiểu rác tái chế là gì chắc hẳn các bạn cũng đã biết được ít nhiều về lợi ích của việc tái chế rác thải đối với cộng đồng và môi trường như:
Tái chế rác thải sẽ hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, nước... Nếu chúng ta tái chế được 135 tấn rác thì có thể tiết kiệm đến 1,9 triệu cây xanh và 3,5 triệu lít nước.
Tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ giảm tối đa khi chúng ta biết tái chế rác thải và tiết kiệm tài
nguyên. Khi bạn sử dụng lại giấy tái chế, có nghĩa bạn đã góp phần giảm thiểu được 35% vấn nạn ô nhiễm nguồn nước và 75% ô nhiễm không khí. Trong khi sử dụng hộp tái chế từ thiếc có thể giảm đến 97% vấn đề ô nhiễm nguồn nước và 95% vấn đề ô nhiễm không khí.
Khi tái chế rác thải có thể tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và tiền bạc, giúp giảm thiểu hiệu
ứng nhà kính, hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất và băng tan ở hai cực khiến nước biển dâng.
Chẳng hạn khi chúng ta tái chế 300 tấn rác thải thì có thể tiết kiệm đến gần 45 tỷ lít dầu, một con số cực kỳ ấn tượng.
Nguồn rác thải được tái chế thường xuyên, liên tục giúp người lao động có việc làm ổn định, hạn chế tình trạng thất nghiệp và giảm thiểu tối đa các tệ nạn xã hội.
Hai quy trình tái chế phổ biến nhất là tái chế một luồng và tái chế hai luồng.
Một luồng là hình thức tái chế phổ biến nhất. Infographic dưới đây sẽ cho chúng ta biết quy trình tái chế giấy, tái chế nhôm và thép, thủy tinh, nhựa diễn ra như thế nào, cũng như việc phân loại nhựa nào khó tái chế nhất và loại nào dễ tái chế nhất.