Điều gì xảy ra với cơ thể khi rơi vào trạng thái hôn mê?

  •   4,86
  • 2.551

Bạn có thường xem tivi? Và nếu bạn là một trong những tín đồ của chương trình truyền hình thì chắc chắn không thể bỏ lỡ phân đoạn một bệnh nhân nào đó đang rơi vào tình trạng hôn mê - sau đó các thành viên trong gia đình sẽ khóc lóc, cố gắng tìm mọi cách để hồi sức cho nạn nhân, hoặc đơn giản hơn họ sẽ ở bên cạnh kể những câu chuyện kí ức, thậm chí đàn những bài nhạc yêu thích cho bệnh nhân nghe, tất cả đều hy vọng bệnh nhân sẽ mau chóng tỉnh lại.

Hôn mê vốn là một hiện tượng phức tạp gây ra bởi các nguyên nhân

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế, hôn mê vốn là một hiện tượng phức tạp gây ra bởi các nguyên nhân và những ảnh hưởng khác nhau của cơ thể con người. Mặc dù nền y học đã ngày càng phát triển nhưng chúng ta vẫn phải thật thận trọng khi hồi sức cho một bệnh nhân hôn mê. Vậy chính xác thì điều gì xảy ra với cơ thể khi ta rơi vào tình trạng hôn mê?

Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ hôn mê sẽ khác với giấc ngủ, mặc dù là nguồn gốc của từ hôn mê (“coma”) xuất phát từ tiếng Hy Lạp là “Koma”, Koma nghĩa là giấc ngủ sâu.

Những cách đánh thức bệnh nhân hôn mê đã thử và thất bại

Dù thế nào đi nữa thì hôn mê cũng không phải là giấc ngủ nhé, bạn nên hiểu rằng hôn mê là một trong những dạng vô thức của con người và nó sẽ không đáp ứng với bất kỳ kích thích nào bên ngoài cơ thể. Chẳng hạn như khi ở gần một bệnh nhân hôn mê, bạn có thể thỏa thích chơi nhạc ghita hết cỡ, nhưng hãy đoán xem, ai sẽ là người bị đánh thức bởi tiếng ồn ấy? Bệnh nhân hôn mê ư? Không hề, người bị đánh thức chắc chắn chỉ là những giường bệnh đang ngủ say kế bên thôi.

Hôn mê không phải là giấc ngủ nhé

Tương tự như vậy, hãy thử đánh thức những bệnh nhân ấy bằng cách khác, bạn có thể làm đau cơ thể họ bằng việc dùng những vật nhọn châm vào vùng da xung quanh. Nhưng cũng vô ích thôi, họ sẽ hoàn toàn không biết và cũng chẳng phản ứng gì. Trước đây, biện pháp này đã từng là một trong những phương pháp điều trị của các bác sĩ dành cho bệnh nhân hôn mê, với mong muốn họ có thể mau chóng tỉnh lại.

Bạn biết không, hầu như mọi cách đều được sử dụng, để tiếp tục hành trình đánh thức, các bác sĩ đã tiến hành cởi trần bệnh nhân rồi từ từ tăng nhiệt độ cơ thể bằng lửa sau đó hạ nhiệt đột ngột với nước đá, họ vẫn không tỉnh lại. Thậm chí nếu bạn có đánh họ đến chảy máu thì họ vẫn cứ nằm im như không biết gì.

Một ý tưởng điều trị nữa lại được đề xuất, đó là làm trống hoàn toàn dạ dày, chắc hẳn các bác sĩ đều nghĩ nếu như một bệnh nhân ở trạng thái đói lả thì cơ thể sẽ buộc họ phải thức dậy. Nhưng tiếc thay kết quả vẫn không thay đổi mặc dù ta đã cố gắng hết sức.

Tìm hiểu về hôn mê

Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân gây hôn mê nhé. Hiện tượng này có thể xảy ra sau một vụ tai nạn nghiêm trọng hoặc trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tiêm thuốc mê cho bệnh nhân rồi thực hiện một số thủ thuật nào đó. Lúc này não gần như ngưng làm việc, nó được phép nghỉ ngơi và tự sữa chữa cho các tổn thương của mình. Ngoài hai nguyên nhân kể trên, cơ thể cũng có thể hôn mê do tình trạng đột quỵ, khối u não choán chỗ, lạm dụng rượu bia ma túy, do nhiễm trùng hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu trong bệnh đái tháo đường,...

Hôn mê có thể xảy ra sau một vụ tai nạn nghiêm trọng

Hầu hết thời gian hôn mê chỉ diễn ra trong vòng vài tuần, nhưng nếu qua giai đoạn này, bệnh nhân có thể sống đời sống thực vật lâu dài và khó mà hồi phục trở lại. Nhưng đôi khi việc tỉnh dậy cũng có thể là gánh nặng cho họ vì các chức năng sẽ bị khiếm khuyết ít hoặc nhiều, bao gồm khả năng nói, chậm phát triển trí tuệ hay điều phối các hoạt động của cơ thể.

Còn hôn mê do điều trị hay hôn mê có chủ đích chỉ được bác sĩ sử dụng khi bệnh nhân đang tổn thương não nặng do chấn thương trực tiếp vùng đầu, do quá liều điều trị gây độc hoặc do ảnh hưởng của căn bệnh nào đó. Mục đích của việc gây mê là để bảo vệ và kiểm soát các áp lực bên trong não. Điều đó được lý giải như sau, khi bị chấn thương, não của bệnh nhân sẽ phù lên bất thường, điều đó làm tăng áp lực nội sọ và làm chết các phần não liên quan, khiến chúng không thể tiếp nhận oxy từ mạch máu não. Việc hôn mê chủ động sẽ làm giảm hoạt động điện và làm chậm quá trình trao đổi chất của não, giúp não bớt viêm tấy và phù nề.

Hôn mê có nhiều loại và giữa chúng không có sự liên quan:

  • Đời sống thực vật nghĩa là cơ thể của một người có thể thực hiện các chuyển động tự nhiên như nhép miệng lẩm bẩm hoặc ngáp nhẹ, nhưng lại không có phản ứng với các kích thích bên ngoài. Những động tác trên đều không tự nguyện và dễ gây hiểu lầm cho người thân bệnh nhân vì họ lầm tưởng bệnh nhân đã tỉnh. Nhưng thật sự là bộ não đã ngừng hoạt động và chỉ hoạt động ở mức thấp nhất.
  • Hôn mê do chết não được hiểu là các chức năng hoạt đông cao cấp của não đã bị phá hủy hoàn toàn và não chỉ thực hiện các hoạt động cơ bản như thở và nuốt. Một người chết não thì không thể phục hồi, và đó là hậu quả sau một tại nạn nghiêm trọng hoặc do các căn bệnh nặng gây ra.
  • Dạng tiếp theo là “Stupor”, thực tế đây không phải là một dạng của hôn mê. Những người rơi vào trạng thái này sẽ bất tỉnh hoàn toàn nhưng lại có đáp ứng với kích thích. Họ thường mê sâu và cũng không tự phục hồi. Nếu chìm sâu vào vô thức đến mức các chức năng tự động như ngáp và nuốt ko thực hiện được thì điều đó sẽ rất nguy hiểm.

Cơ thể làm gì khi rơi vào tình trạng hôn mê?

Trong khi hôn mê, não của bạn dường như không nhận thức và cũng không thể xử lý thông tin. Có thể hiểu đơn giản là bộ não đã bị “shut down” hoặc đang được “restart”. Trừ những trường hợp nghiêm trọng, phổi của họ khi đó vẫn đảm nhận chức năng thở và tim vẫn tiếp tục bơm máu, do lúc này phần đại não bên trên thì bị tổn thương còn thân não phía dưới vẫn hoạt động bình thường. Nên nếu bạn thử chặn đường thở của bệnh nhân hôn mê thì họ vẫn có thể ho sặc để cố gắng phục hồi luồng thông.

Đối với bệnh nhân hôn mê cần đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc và cung cấp chất dinh dưỡng qua đường máu (mặc dù một số bệnh nhân vẫn còn giữ được phản xạ nuốt), hơn nữa họ còn được đặt ống nội khí quản để duy trì đường thở.

Vấn đề phổ biến nhất đối với bệnh nhân hôn mê là teo cơ, điều này xuất phát từ việc họ đã không sử dụng cơ bắp của mình trong một thời gian dài. Nguyên nhân khiến bệnh nhân hôn mê teo cơ là vì họ có chế độ dinh dưỡng kém và nhu mô não đang trong thời kỳ tổn thương, nên các cơ sẽ ngừng co bóp do không còn nhận được tín hiệu từ các dây thần kinh truyền xuống nữa.

Loét da cũng là một mối quan tâm hàng đầu đối với bệnh nhân hôn mê. Loét da thường xảy ra ở các vùng da chịu áp lực từ việc nằm lâu trên giường, ngồi xe lăng hoặc bị bó bột một thời gian dài do gãy xương. Vì vậy ta có thể gọi nó là loét áp lực. Có 4 giai đoạn loét da:

  • Giai đoạn 1: Loét sẽ bắt đầu tiến triển khi nguồn cung cấp máu cho da bị ngưng trệ trong hai đến ba giờ đồng hồ, và khi da chết vết loét sẽ trở nên đau đớn, vùng da đỏ dần rồi cuối cùng sẽ chuyển sang màu tím
  • Giai đoạn 2: Nếu không được phát hiện, lớp da sẽ bị tách ra khỏi thịt và có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giai đoạn 3: Vết loét sẽ ăn sâu hơn nữa nếu không được điều trị, chúng sẽ lan đến cơ hoặc thậm chí là xương và rất chậm lành.
  • Giai đoạn 4: Và nếu đều trị thì có thể mất nhiều năm mới chữa lành hoặc thậm chí phải phẫu thuật để cắt bỏ vùng da chế.

Những nơi phổ biến nhất để vết loét phát triển là vùng mông, gót chân, vùng bả vai, vùng lưng, sau đầu hoặc hai bên đầu gối.

Hôn mê là một hiện tượng phức tạp và vẫn còn đang được nghiên cứu.

Hôn mê là một hiện tượng phức tạp và vẫn còn đang được nghiên cứu. Vào năm 2013, khi điều trị cho một người đàn ông động kinh bị hôn mê thì bác sĩ đã vô tình phát hiện trên phim CT của ông ta xuất hiện những đường vân sáng trên vùng đồi thị và sàn não thất 2 bên. Những vùng não trên có chức năng chi phối cảm xúc, trí nhớ và điều khiển hệ thần kinh tự chủ. Những đường vân ấy xuất hiện chứng tỏ bệnh nhân đã trải qua một phần ký ức trong lúc hôn mê nhưng không đáng kể.

Các bác sĩ đã kiểm tra phát hiện của mình bằng cách tiêm thuốc mê cho loài mèo rồi tiến hành phân tích bộ não của chúng. Dù họ không tin có những hoạt động đang xảy ra nhưng thực tế bên trong bộ não đã cố gắng làm việc, sửa chữa hay tái tạo lại chính nó mặc dù đang trong trạng thái hôn mê.

Theo các nghiên cứu y học, mặc dù bệnh nhân hôn mê có thể tỉnh dậy trong vòng vài tuần và sau đó họ sẽ hồi phục về tinh thần hay năng lực hành vi như trước đây, nhưng cũng chỉ đạt được đến một mức độ nào đó. Vì vậy mọi nghiên cứu, các kỹ thuật mới đang được tìm tòi nhằm cải thiện cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân sau hôn mê.

Vào năm 2017, một người đàn ông 35 tuổi đã ở trong trạng thái thực vật khoảng 15 năm, sau đó ông ta được đưa đi chữa trị, lúc này bác sĩ đã phát hiện được ông ta đang ở trong “trạng thái ý thức tối thiểu” khi kích thích dây thần kinh phế vị. Đây là một trong những dây thần kinh lớn nhất cơ thể và điều khiển trực tiếp hoạt động của tim, phổi, ống tiêu hóa trên và các cơ quan khác. Mặc dù bệnh nhân không thức tỉnh hoàn toàn, nhưng các bác sĩ có thể khiến anh ta mở mắt, nhướng mày, nhưng tiếc thay anh ta không thể khóc khi buồn hoặc thực hiện các chức năng hoạt động cao cấp hơn.

Mặc dù đây là một bước tiến lớn cho nền y học, kích thích bên ngoài không được thì chúng ta có thể kích thích bên trong, tuy nhiên vì phương pháp này còn mới nên cần thêm nhiều thời gian nghiên cứu. Hôn mê rất phức tạp và không thể điều trị đại trà vì hiệu quả còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của từng cá thể.

Cập nhật: 10/04/2020 Theo Tinh Tế
  • 4,86
  • 2.551