Độc đáo bức hình 2 thiên hà va vào nhau

  •  
  • 3.248

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hiện tượng khuếch đại ánh sáng khi 2 thiên hà nằm trên cùng một đường thẳng, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã tình cờ chụp được hình ảnh 2 thiên hà NGC 3314A và NGC 3314B, cách trái đất lần lượt 117 triệu và 140 triệu năm sánh sáng, dường như đang va vào nhau.

>>> Ứng cử viên mới cho ngôi vị "thiên hà cổ nhất"

Tuy nhiên các nhà khoa học khẳng định không cần phải hoảng hốt bởi đây đơn giản chỉ là do góc chụp của kính viễn vọng Hubble. Thật ra chúng cách nhau đến hàng chục triệu năm ánh sáng và cả 2 thiên hà này chưa bao giờ va vào nhau.

Theo Dailymail thì để biết được hai thiên hà này thật sự có va vào nhau hay không, bằng chứng thuyết phục nhất chính là xem hình dạng của 2 thiên hà này. Lực hấp dẫn khủng khiếp khi 2 thiên hà gần nhau sẽ làm cho thiên hà bị biến dạng trước khi chúng thật sự va vào nhau.

Nhờ vào việc phơi sáng hơn một tiếng đồng hồ, bức hình không chỉ cho thấy cặp thiên hà NGC 3314 mà còn nhiều thiên hà xa xôi ở hậu cảnh.
Nhờ vào việc phơi sáng hơn một tiếng đồng hồ, bức hình không chỉ cho
thấy cặp thiên hà NGC 3314 mà còn nhiều thiên hà xa xôi ở hậu cảnh.

Việc làm biến dạng một thiên hà không chỉ làm thay đổi cấu trúc của nó mà còn thúc đẩy quá trình hình thành ngôi sao mới, mà chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng màu xanh của nó. Nghiên cứu chuyển động của 2 thiên hà này cho thấy cả hai đều rất yên tĩnh và di chuyển một cách độc lập.

Tuy vậy, bức hình chụp cặp thiên hà NGC 3314 thật sự cho thấy có xuất hiện biến dạng trong thiên hà NGC 3314A nằm ở phía trước, (NGC 3314B nằm ở phía sau), nhưng thật ra không phải như vậy.

Hình dạng méo mó của thiên hà NGC 3314A, đặc biệt là ở vùng phía dưới và bên phải tâm của nó, nơi có các ngôi sao màu trắng xanh bung ra khỏi cánh tay hình xoắn ốc của thiên hà, không phải do va chạm với thiên hà NGC 3314B phía sau mà có thể là do có sự tương tác với một thiên hà khác, có lẽ là thiên hà NGC 3312 gần đó.

Cả hai thiên hà nằm trên cùng một đường thẳng nên lớp bụi của thiên hà NGC 3314B trông sáng hơn rất nhiều so với thiên hà NGC 3314A do nó được các ngôi sao phía trước chiếu sáng trong khi thiên hà NGC 3314A lại bị ngược sáng nên nhìn tối hơn.

Việc hai thiên hà tình cờ nằm trên cùng một đường thẳng là chuyện rất hiếm nên khi hiện tượng này xảy ra, các nhà thiên văn học đã không bỏ qua cơ hội nghiên cứu hiện tượng khuếch đại hấp dẫn. Đây là hiện tượng mà các ngôi sao trong một thiên hà làm cho cho ánh sánh đến từ một thiên hà ở cách xa nó bị nhiễu loạn nhẹ.

Theo Vietnamnet, Dailymail
  • 3.248