Một số người có cảm giác thèm ngọt sau khi nốc quá nhiều rượu. Và theo một báo cáo mới hôm chủ nhật vừa qua của giáo sư Francisco Sanchez đại học Ben-Gurion ở Negev - Israel tại hội nghị thường niên về thí nghiệm sinh học ở Glasgow về một loại dơi ăn trái ở Ai Cập cũng thích ăn một số loại thức ăn có đường đặc biệt nhằm làm giảm tác động của độc tố ethanol.
Ethanol tập trung nhiều trong trái cây chín nhiều cùi như sung và và chà. Và một loại dơi ăn quả ở Ai Cập lại thích những trái này, tuy nhiên chỉ với mức ethanol khoảng 1 % trong nó cũng rất độc cho động vật. Những con dơi “say” sẽ khó phản kháng lại kẻ săn mồi và những cản trở chẳng hạn con người. Phân tử đường Fructoza được xem là có thể giảm độc tố ethanol. Do đó, các chuyên gia tiến hành điều tra tác động của việc dùng fructoza lên độc tố ethanol ở dơi và xem coi chúng có muốn ăn đồng ngọt sucroza sau khi dùng ethanol.
Dơi cũng ăn vặt (Ảnh: Sciencedaily) |
Do đó, mặc dù chỉ có fructoza mới giảm độc tố ethanol, nhưng chúng vẫn thích cả 2 loại fructoza và sucroza vì lợi ích bản thân, và theo các chuyên gia nghiên cứu Francisco Sanchez lý giải thì việc tiếp thu chất ngọt khác chất đắng có thể khác nhau tùy theo loại đường và lượng ethanol tiêu thụ. Sự kết hợp của sucroza với ethanol sẽ cho kết quả tốt hơn ethanol và fructoza hay ethanol và glucoza.
Các loại đường:
Glucoza là một loại đường đơn (thuật ngữ gọi là monosaccharide) được tìm thấy trong hầu hết mô thực vật và động vật. Đó là loại đường cơ bản được tìm thấy trong máu và nguồn năng lượng chủ yếu.
Frutoza là một loại monosaccharide khác có trong hầu hết trái cây và mật ong.
Sucroza được biết đến như 1 loại đường thông dụng gồm có 1 phân tử glucoza và 1 phân tử frutoza(do đó được gọi là disaccharide).
Ánh Phượng
Theo Society for Experimental Biology, Sở KH & CN Đồng Nai