Dơi "ma cà rồng" huyền thoại và những sự thật chắc chắn bạn chưa biết

  •  
  • 2.243

Không phải tự nhiên mà ma cà rồng luôn gắn với hình ảnh của một bầy dơi khát máu đâu.

Trong các câu chuyện về huyền thoại bá tước Dracula luôn có đoạn y hóa thành một con dơi, bay đến bên giường những cô gái xinh đẹp đang say ngủ và hút máu họ.

Chính vì lẽ đó, dân gian đồn thổi có một loài dơi mang tên "ma cà rồng", hình dạng xấu xí, đôi mắt mù lòa, luôn khát máu và là bầy tôi trung thành của ác quỷ.

 trên đời có một loài dơi tên là ma cà rồng.
Trên đời có một loài dơi tên là ma cà rồng.

Quả thực, trên đời có một loài dơi tên là ma cà rồng. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đã hiểu lầm rồi. Chúng chẳng có gì đáng sợ, thậm chí tập tính sống của chúng có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy có phần khá "đáng yêu" nữa đấy!

Dơi ma cà rồng còn biết đến với cái tên "dơi quỷ" là một loài động vật "ăn máu", bởi vì nguồn dinh dưỡng của chúng chỉ là máu của động vật có xương sống.

Loài dơi quỷ thông thường lấy thức ăn từ động vật có vú: phần lớn là các loài được thuần hóa như gia súc hay ngựa. Thỉnh thoảng, chúng cũng hút máu từ động vật hoang dã như chuột lang, lợn lòi, và đôi khi cả con người nữa.

Loài dơi quỷ thông thường lấy thức ăn từ động vật có vú
Loài dơi quỷ thông thường lấy thức ăn từ động vật có vú.

Chính vì có một chế độ ăn khá kì lạ như vậy, nên chúng thường bị con người thần thoại hóa lên thành một sinh vật độc ác chuyên đi gây hại cho bá tánh. Nhưng thực ra, hút máu chẳng qua cũng chỉ là bản năng sinh tồn mà thôi.

"Kỹ thuật" hút máu độc nhất vô nhị

Máu chứa hàm lượng protein cao nhưng lại thiếu tinh bột, nên chúng phải ăn rất nhiều và ăn thường xuyên. Để đối phó với tình trạng thiếu thức ăn, phương thức "uống máu" của chúng đã tiến hóa một cách ấn tượng.

So với những loài dơi khác, dơi quỷ có thể cảm nhận những âm thanh có tần số thấp một cách nhạy bén hơn nhiều, giúp chúng định vị con mồi tốt hơn. Một con dơi quỷ thông thường có thể phát hiện được con người chỉ bằng tiếng thở.

Thực ra, hút máu chẳng qua cũng chỉ là bản năng sinh tồn mà thôi.
Thực ra, hút máu chẳng qua cũng chỉ là bản năng sinh tồn mà thôi.

Khi đã định vị được con mồi, dơi quỷ sẽ từ mặt đất, dùng chi trước và cánh để áp sát con mồi với một tốc độ đáng kinh ngạc. Nhờ những tế bào cảm ứng nhiệt trên mũi, dơi sẽ tìm được vị trí mạch máu thích hợp trên cơ thể vật chủ.

Tiếp theo, chúng sẽ làm sạch khu vực bằng cách dẹp gọn lớp lông, liếm lớp da bằng lưỡi, và rồi cắm những chiếc răng nanh bén như dao cạo vào sâu trong mạch máu. Nước bọt của chúng có chứa một protein phức tạp gọi là "draculin", khiến máu không đông lại được.

Dơi quỷ sẽ cẩn thận hút máu nạn nhân trong vòng... gần 1 giờ mà vật chủ không hề hay biết. Thậm chí, một con dơi quỷ có thể nặng gấp đôi sau khi no máu, vì dạ dày của chúng có độ co dãn cực cao.

Dơi quỷ sẽ cẩn thận hút máu nạn nhân trong vòng... gần 1 giờ mà vật chủ không hề hay biết.
Dơi quỷ sẽ cẩn thận hút máu nạn nhân trong vòng... gần 1 giờ mà vật chủ không hề hay biết.

"Chúng phồng to lên như một con muỗi" - trích lời Gerald Wikinson đến từ ĐH Maryland. Tưởng chừng thân hình nặng nề sẽ khiến dơi quỷ gặp khó khăn để bay lên, nhưng không, chúng vẫn có thể đạt tới vận tốc 2m/s sau một bữa ăn no nê.

Tập tính kết bạn mà nghe xong ai cũng thán phục

Tuy có những khả năng kiếm ăn tuyệt vời như vậy nhưng dơi quỷ thường xuyên rơi vào tình trạng bị đói. Wikinson ước lượng rằng gần 1/10 con trưởng thành và 1/3 con đang lớn bay về tổ với cái bụng đói trước bình minh lên. Nếu tình trạng này kéo dài 3 đêm liền, chúng sẽ mất khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể và sẽ chết.

Có điều, dơi quỷ sẽ không để cho đồng loại mình chết vì đói đâu các bạn ạ. Ngược lại, chúng chia sẻ lượng máu thu được cho nhau. Mỗi đêm, những con dơi đã ăn no sẽ "nôn" những cục máu đông ra để làm thức ăn cho những người bạn đang đói meo của mình.

Dơi mẹ cho con ăn.
Dơi mẹ cho con ăn.

Khoảng cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, Wilkinson và các trợ lý đã dành hàng tháng trời trong rừng liễu ở Costa Rica, quan sát cách mà dơi quỷ chia sẻ thức ăn cho nhau.

Có vài trường hợp, ông thấy dơi mẹ cho dơi con ăn, nhưng thông thường, con cho máu và con nhận máu không cùng huyết thống.

Chúng cũng dành nhiều thời gian với đồng loại, và thậm chí phát triển nên một mối liên hệ chỉ qua việc "chải lông" cho nhau. Theo Wilkinson: "Bạn bè là một cụm từ khác để mô tả mối quan hệ này".

Có lẽ chúng không đáng sợ như ta tưởng tượng.
Có lẽ chúng không đáng sợ như ta tưởng tượng.

Không có một dấu hiệu nào cho thấy chúng bị ép buộc phải "hiến máu". "Phải nói ngược lại mới đúng. Chúng tình nguyện muốn cho đi thức ăn của mình" – Wilkinson nói. Hành vi này thể hiện một tình cảm cộng đồng bền chặt.

Cập nhật: 05/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2.243