Các nhà khoa học đã chế tạo ra được những “miếng vá” để phục hồi thị giác do bị hỏng giác mạc. Kết quả của công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Photonics.
Phương pháp mới sẽ đem lại ánh sáng cho hàng triệu người trên thế giới.
Các nhà khoa học Italia đã phát minh ra một phương pháp mới để khôi phục lại thị giác. Đó là một “miếng vá sinh -polime” (biopolymer) để dán vào giác mạc cho những người bị mù hoặc thị lực rất tồi tệ do giác mạc bị hỏng. Hiện nay để làm được việc này người ta chỉ có thể dùng giác mạc của những người hiến tặng, người đột tử hoặc chết đột ngột do tai nạn để ghép cho bệnh nhân.
Những nghiên cứu công nghệ sinh học cấy ghép giác mạc bằng màng polime thuộc nhóm polithiophen đã cho kết quả rất tốt. Polithiophen là hợp chất cao phân tử chứa lưu huỳnh và carbon, dẫn điện tốt và được dùng chủ yếu làm các linh kiện trong thiết bị điện tử.
Thí nghiệm đã cho thấy rằng màng polime có thể phản ứng với ánh sáng do tính chất quang điện của nó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu công phu các màng này và biến chúng cho phù hợp với dòng điện của xung thần kinh của giác mạc. Do vậy nó có thể dùng để thay thế những phần của giác mạc bị hư hỏng.
Công nghệ đang được hoàn thiện. Nếu áp dụng trên diện rộng, nó sẽ mang lại ánh sáng cho hàng triệu người mù trên thế giới.