Một câu thần chú nhằm xua đuổi rắn ra khỏi ngôi mộ của các ông hoàng Ai Cập, có thời đại Canaanite cách đây 1.500 năm, đã được phát hiện là loại chữ Semitic cổ nhất từ trước tới nay.
Cụm chữ, nằm rải rác trong các dòng chữ tôn giáo viết bằng tiếng Ai Cập được tìm thấy trong căn phòng dưới lòng đất thuộc kim tự tháp ở phía nam Cairo, đã làm đau đầu các chuyên gia Ai Cập trong cả thế kỷ qua. Nó chỉ được giải mã cho đến khi người ta phát hiện ra mối liên quan với chữ Semitic.
Người Canaanite. (Ảnh: Cit.cornell.edu) |
"Đây là loại chữ cổ nhất trong ngôn ngữ Semitic", Steiner nói. Loại chữ Semitic cổ nhất được biết đến trước đó có từ thế kỷ 24 trước Công nguyên.
"Điều này là rất quan trọng bởi vì nó có từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên nên đây là chữ viết thời tiền Canaanite cổ nhất và cũng là chữ Semitic cổ nhất từng được biết đến", Moshe Florentine, chuyên gia ngôn ngữ học nói.
Việc người Ai Cập cổ sử dụng các câu thần chú chứng tỏ mối quan hệ gần gũi vào thời đó với người Canaanite. Trong khi người Ai Cập cổ coi nền văn hoá và tôn giáo của mình siêu đẳng hơn hẳn láng giềng phương bắc, họ vẫn phải làm mọi thứ để bảo vệ các xác ướp vua chúa khỏi bị những con rắn độc xâm hại.
Vì tin rằng một số con rắn nói được tiếng Semitic của người Canaanite, nên người Ai Cập cho cả những câu thần chú bằng tiếng Semitic vào 2 mặt của quan tài nhằm xua đuổi kẻ thù.
""Hãy đến đây, đến nhà của mẹ", một dòng chữ Semitic có ý như mẹ của con rắn đang nói nhằm lôi nó ra khỏi mộ. Trong một dòng chữ khác, con rắn được coi như là một người tình: "Hãy quay về bên này, người tình của em".
Dòng chữ Ai Cập và Semitic là hai phần tích hợp của câu thần chú và không thể tách rời. Vì vậy các chuyên gia Ai Cập không thể hiểu hoàn toàn các dòng chữ tâm linh cho đến khi Steiner giãi mã được dòng chữ.
M.T.