Dòng nước chảy kì lạ trông ảo không thể tin nổi này là hiện tượng gì vậy?

  •   3,26
  • 6.952

Từ khi xuất hiện trên mạng tuần trước, ảnh động về một đường nước nhìn như "ma thuật" xả ra từ vòi đã khiện cư dân mạng cực kì thích thú cũng như không hiểu chuyện gì xảy ra.

Như bạn thấy trong ảnh, ban đầu đường nước rất tĩnh lặng và mượt mà, như thể nó được đóng băng lại hay nó là một ống thủy tinh lớn. Nhưng khi thực sự có bàn tay chạm vào đó, bạn mới chợt nhận ra rằng đó là một dòng nước đang chảy.

Không phải là ma thuật gì cả, đây là một hiện tượng vật lý thú vị.
Không phải là ma thuật gì cả, đây là một hiện tượng vật lý thú vị.

Được gọi là dòng chảy theo lớp, xảy ra khi những dòng nước chảy song song mà không có sự chia rẽ giữa các tầng lớp ấy.

Dòng chảy này xảy ra khi dòng chảy nhỏ, dung dịch mang tinh nhớt cao và chảy chậm. Với trường hợp nước, có thể đạt được tính chất chảy theo lớp bằng cách tăng áp suất nước.

Theo như lý thuyết đã được đưa ra, dòng nước trong ảnh trên được chảy ra sẽ có một tốc độ, áp suất và nhiều đặc điểm khác của dòng nước được điều chỉnh tại một giá trị không đổi hoàn hảo.

Tất nhiên, sự hoàn hảo ấy bị gián đoạn khi mà bạn cho một ngón tay vào đó.

Sự hoàn hảo ấy bị gián đoạn khi mà bạn cho một ngón tay vào đó.
Sự hoàn hảo ấy bị gián đoạn khi mà bạn cho một ngón tay vào đó.

Ngược lại với dòng chảy lớp là dòng chảy hỗn loạn (dòng máu chảy, dòng chảy của nham thạch hay dòng biển hoặc dòng không khí là ví dụ về dòng chảy hỗn loạn).

Dưới đây là sự khác biệt giữa hai loại, với dòng chảy lớp ở trên và dòng chảy hỗn loạn ở dưới:

Sự khác biệt của dòng chảy hỗn loạn và dòng chảy theo lớp.
Sự khác biệt của dòng chảy hỗn loạn và dòng chảy theo lớp.

Như bạn đã thấy, dòng chảy lớp cực kì ổn định, ổn định tới mức khó mà nhìn thấy được nó đang chảy theo hướng nào nếu như không có màu hiển thị. Dòng hỗn loạn ở dưới có tính chất đúng như tên gọi của nó.

Và đó là lời giải thích cho hình ảnh thú vị mà bạn thấy mấy hôm nay rồi đó, không phải là ma thuật hay không phải là một dòng nước bị đóng băng theo cách nào đó, đó là động lực chất lỏng đang đánh lừa thị giác của bạn đó.

Cập nhật: 06/10/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,26
  • 6.952