Trong một nghiên cứu về các loài kí sinh sống tự do tại 3 cửa sông trên bờ biển Thái Bình Dương ở California và Baja California, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Santa Barbara, Khảo sát địa chất Hoa Kì và đại học Princeton mới đây đã xác định sinh khối ký sinh vật ở những môi trường sống nói trên đã bỏ xa những kẻ ăn thịt hàng đầu.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa sinh thái và y sinh lớn được công bố trên số ra ngày 24 tháng 7 trên tờ Nature.
Theo Armand Kuris - giáo sư nghiên cứu động vật học thuộc khoa Sinh thái, tiến hóa và sinh học biển (đại học California, Santa Barbara) đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, kết quả thu được có ảnh hưởng đối với vai trò của vật ký sinh trong hệ sinh thái mà chúng ta vẫn quan niệm. Từ góc độ sinh thái, vật kí sinh vừa đóng vai trò điều hòa, ngăn chặn các loài phát triển ưu thế về số lượng, vừa đóng vai trò báo cáo, chỉ thị cho tình trạng của một hệ sinh thái cụ thể. Lần đầu tiên, nghiên cứu đã cho thấy vật lý sinh có thể điều khiển dòng năng lượng của hệ sinh thái.
Kuris cho biết: “Tổng dòng năng lượng trong hệ sinh thái dựa trên các quá trình lây lan chắc chắn phải rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả những gì chúng ta mong đợi căn cứ vào sinh khối khổng lồ của vật kí sinh. Tôi cho rằng lượng năng lượng chi dùng cho việc sửa chữa mô tế bào vật chủ cũng như việc cung cấp bổ sung cũng rất lớn. Nghiên cứu của chúng tôi có ngụ ý rằng chúng ta nên dành nhiều sự quan tâm hơn cho vấn đề năng lượng học của bệnh tật”.
Sinh khối là lượng của các sinh vật sống trong một môi trường cụ thể. Sinh khối được thể hiện chính bằng khối lượng của các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích của các sinh vật trên một đơn vị thể tích của môi trường sống. Cho đến bây giờ, các nhà khoa học tin rằng do vật kí sinh có kích cỡ rất nhỏ bé, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi nên chúng tạo nên phần sinh khối nhỏ trong môi trường trong khi các sinh vật sống tự do như cá, chim và các loài ăn thịt khác lại tạo nên phần sinh khối chiếm đa số.
Các nhà nghiên cứu đã xác định sinh khối của loài kí sinh và loài sống tự do tại 3 cửa sông đồng thời chứng minh rằng vật kí sinh có phần sinh khối đáng kể trong 3 hệ sinh thái nói trên. Ryan Hechinger – nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học biển (Đại học California, Santa Barbara) kiêm đồng tác giả chính của nghiên cứu – cho biết: “Vật kí sinh có sinh khối lớn bằng thậm chí còn lớn hơn các nhóm động vật quan trọng khác, như chim, cá và cua”.
Bahia San Quintín (Baja California, Mexico). (Ảnh: Kevin Lafferty) |