Động vật cũng dùng thuốc kích thích

  •  
  • 4.343

Tôi là một người yêu bóng chày có đôi chút thiển cận và thất thường. Tôi thích đội Yankees nhưng chỉ khi họ giành chiến thắng. Nhưng tôi lại ghét đội Red Sox mỗi khi họ chiến thắng đối thủ. Còn đối với những đội bóng khác, về phần mình tôi chỉ đi kiếm một điếu xì gà mà thôi.

Có thể chúng ta phẫn nộ coi đó là hành vi lừa đảo, hay cạnh tranh phi thể thao không lành mạnh, nhưng trong tự nhiên những phản ứng như thế không thể mang lại kết quả gì. Điều quan trọng đối với thiên nhiên là chiến thắng chứ không phải thất bại. Các con vật có thể nuốt vào bụng những thứ vô cùng đáng sợ để có được chiến thắng.

Kền kền Ai Cập

Kền kền Ai Cập (Ảnh: BBC)

Kền kền Ai Cập thường ăn một lượng lớn phân bò và phân dê để giúp tiết ra một loại sắc tố thực vật khiến khuôn mặt nhợt nhạt của chúng có màu mù tạt hấp dẫn. Một con dê đực bày tỏ tình cảm của nó với người chăm sóc bằng cách uống nước tiểu của họ và nhúng râu cũng như bụng của nó vào nước tiểu của mình.

Theo cuốn sách “Book of Animal Ignorance”, nhím thường gặm da của cóc có độc để kết hợp chất độc của loài lưỡng cư với nước bọt của nó. Rồi nó nhổ nước bọt lên khắp cơ thể gai góc của mình đến khi hoàn toàn miễn dịch được với kẻ thù. Nhím rất hào hứng với những chất hoá học kinh khủng, chúng tự tiết nước bọt khi cần thiết và “xức” lên mình những thứ như đầu mẩu thuốc lá, xi đánh đồ gỗ, cá đã nấu và cả hạt cà phê.

Cũng giống các vận động viên coi thuốc kích thích là đồ chơi, những con vật dù không có ý thức nhưng lại thường xuyên thực hiện một bài toán đơn giản: Sức khỏe lâu dài đáng bao nhiêu và có sẵn sàng hy sinh vì chiến thắng tạm thời hay không? Chim giáo chủ đực và chim sẻ nhà vẫn mang nỗi ám ảnh qua mỗi mùa lá rụng nên chúng thường ăn quả mọng hoặc trái cây màu đỏ; không phải vì giá trị dinh dưỡng mà để lấy carotenoid - một loại sắc tố thực vật. Những con chim này phải ăn nhiều trái cây để lấy sắc tố đỏ và vàng nếu chúng muốn có những chiếc lông rực rỡ khi xuân đến.

Theo lời nhà điểu cầm học Geoffrey Hill, thuộc đại học Auburn tại Alabama, “trái cây thực ra là loại thức ăn nghèo dinh dưỡng, chỉ chứa nhiều đường và nước thôi, chim lẽ ra phải ăn ngũ cốc”. Nhưng chim cái lại bị những anh chàng đẹp mã nhất lôi cuốn. Chính vì thế nếu đến giai đoạn thay lông, “chim đực không lấy được carotenoid, nó sẽ không có hy vọng tìm được bạn tình”.

Ngược lại, những con chim đực diêm dúa có thể đã lạm dụng quá nhiều lượng carotenoid cho bộ lông mà quên mất vai trò làm vitamin chống ôxi hoá của sắc tố thực vật. Quyết định ưu tiên lượng carotenoid cho những thú vui có thể đem lại hậu quả phải trả bằng tính mạng.

Một số nhà nghiên cứu đã theo dõi số lượng chim tại Chernobyl – Ucraina mới đây đã phát hiện: Tại vùng có tỉ lệ phóng xạ cao, những con chim có bộ lông sặc sỡ có số lượng ít hơn số chim có bộ lông nâu xám bình thường. Những con chim mang màu lông tạo thành nhờ sắc tố melanin tự nhiên trong cơ thể chứ không nhờ ăn carotenoid sẽ có thể sử dụng vitamin trong chế độ ăn của chúng để chữa lành những tế bào tổn thương do tia phóng xạ.

Rất nhiều loài cũng sử dụng steroid, đây là một nhóm các hợp chất hoá học bao gồm cholesterol, estrogen, testosterone tự nhiên và tổng hợp. Một số loài cây có thể tiết ra steroid có độc làm côn trùng nản chí, nhưng những con côn trùng cũng rất tham lam và mưu mẹo nên đã học cách lấy trộm steroid của cây nhằm phục vụ lợi ích riêng của mình.

Bướm đêm Cosmosoma myrodora
Bướm đêm Cosmosoma myrodora (Ảnh: Bugguide.net)

Những con bướm đêm Cosmosoma myrodora luôn lộng lẫy với đôi cánh viền đen và một cơ thể màu đỏ flamenco. Con đực phủ lên mình chất độc steroid lấy từ dây leo cây gai dầu rồi tích trữ loại chất đáng sợ này trong những sợi như bông tạo thành hai cái túi đeo ở bụng. Bọc sợi bông sẽ là quà kết đôi của nó, cái bọc càng nặng thì càng dễ thuyết phục con cái. Theo lời Thomas Eiser – giáo sư sinh học thần kinh thuộc đại học Cornell - khi bướm đêm kết đôi, “con đực sẽ bung những sợi bông này ra kết thành tràng hoa tặng con cái”. Lượng steroid trong con cái tăng lên, nên “nhện không thể ăn nó được”, tiến sĩ Eisner nói.

Vì những lợi ích mà steroid mang lại, con đom đóm cái Photuris sẽ phát tín hiệu “đến đây” để dụ một con đực họ Photinus. Và thế là anh chàng Photinus bị làm cho mê mẩn tự dấn thân vào cái miệng háu đói của cô nàng. Chiếm đoạt nguồn cung cấp steroid từ máu của con đực khác loài có phải là mục đích của con cái hay không? Steroid vốn giúp con đực không thể bị nhện, thằn lằn hay chim ăn thịt; chính vì thế nó cũng có tác dụng tương tự với con cái.

Có lẽ một ví dụ sử dụng chất kích thích giống với trường hợp của con người chúng ta nhất được thực hiện bởi đại bàng mẹ vì muốn con cái mình them khỏe mạnh. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra rất nhiều chim cái sẽ điều chỉnh liều lượng testosterone và các loại hooc-mon của con đực khác để đưa vào trong trứng tuỳ theo điều kiện môi trường.

Chim sơn ca
Chim sơn ca (Ảnh: Billbaston.com)

Theo Kisten J. Navara, một nhà sinh học thuộc đại học Georgia, chim sơn ca cái kết đôi với chim đực có lông nâu xám phải tiết ra lượng testosterone cao gấp 4 – 5 lần vào trong noãn hoàng của trứng so với những con cái giao phối với chim đực có bộ lông xanh khiến con khác phải ghen tị. Ton Groothuis, đại học Groningen tại Hà Lan cho biết, trứng chim mòng biển đầu đen đẻ sau được chim mẹ cung cấp lượng testosterone nhiều hơn đáng kể so với những quả trứng đẻ trước.

Dù là loài nào đi nữa, testosterone cũng có những ảnh hưởng rõ ràng: Chim non sinh ra sẽ khỏe mạnh hơn, hung hăng hơn và ăn nhiều hơn so với những con cùng lứa sinh ra từ trứng có hàm lượng testosterone thấp hơn. Nhờ được tăng lượng hooc-mon, chim non được sinh ra bởi những ông bố yếu kém có thể cạnh tranh với những con nổi trội, còn chim non sinh sau có thể chui ra khỏi vỏ dễ dàng hơn so với anh chị của nó.

Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Theo tiến sĩ Groothuis, testosterone sẽ làm giảm hệ miễn dịch. Nếu có bệnh dịch tràn đến, con sử dụng nhiều hooc-môn nhất sẽ phải “ra đi” đầu tiên.

Trà Mi (Theo The New York Times)
  • 4.343