Đừng bao giờ uống bia theo cách này chuyện không hay sẽ xảy ra đấy

  •   3,77
  • 17.316

Vì sao cùng một người có thể uống 15, 20 cốc bia, vậy mà lại gục ngã sau khi uống vài chén bia bé nhỏ?

Ai cũng biết, rượu bia uống nhiều sẽ không đem lại hậu quả tốt đẹp gì rồi. Nhưng vấn đề này chúng ta sẽ tạm thời không bàn đến. Câu chuyện của ngày hôm nay là về một trò chơi mà các tiên tửu hay thách đố nhau bên bàn nhậu, đó là uống bia bằng chén nhỏ, hoặc nắp bia.

Nghe qua thì đơn giản quá đúng không? Gì chứ nốc bia cả cốc một lúc mới khó, chứ uống bằng nắp hay chén thì đúng là thách nhà giàu húp tương.

Có điều, sự thật thì cũng chính những tiên tửu tự hào mình uống được 15 - 20 chai bia nhưng lại... gục ngã sau khi uống được 20 chén bia bé nhỏ, giống như vị đại hiệp trong bức hình dưới đây đã "sấp mặt" ngay ở chén 32.

Anh bạn này đã "phun" ở chén bia thứ 32.
Anh bạn này đã "phun" ở chén bia thứ 32.

Nhưng tại sao uống ít bia hơn mà lại nhanh say hơn?

Trước tiên, chúng ta cần phải biết được chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống bia. Tất cả được lý giải ngay trong bức ảnh dưới đây.

Khi uống bia, cồn sẽ được hấp thụ ngay trong niêm mạc miệng từ lúc uống vào.
Khi uống bia, cồn sẽ được hấp thụ ngay trong niêm mạc miệng từ lúc uống vào.

Bức ảnh trên thực ra vẫn thiếu một chi tiết, đó là cồn sẽ được hấp thụ ngay trong niêm mạc miệng từ lúc uống vào. Bia ở ruột sẽ được đào thải từ từ, nhưng ở niêm mạc miệng, cồn sẽ được đi thẳng vào máu và tỏa ra khắp não bộ, cơ thể.

Nếu uống bằng chai to hay cốc to thì dù có chơi 100%, lượng bia sẽ trôi thẳng xuống ruột, do đó cơ hội để cồn hấp thụ qua niêm mạc miệng sẽ ít hơn. Ngược lại, uống bằng chén nhỏ sẽ làm tăng mức thẩm thấu của niêm mạc miệng, và dĩ nhiên khả năng "sập" của bạn sẽ cao hơn.

Ngoài ra, việc uống bia bằng nhiều chén liên tiếp cũng đẩy nhanh tốc độ hấp thụ cồn trong cơ thể, qua đó khiến cơ thể đạt ngưỡng xử lý sớm hơn, và cuối cùng là... say thôi.

Chưa đủ

Còn một nguyên nhân nữa khiến cho vị đại hiệp trên "đi gặp chị Huệ", đó là không khí, và vì thứ vị đại hiệp đó nốc là bia.

Khi thực hiện hành động nuốt liên tục, chúng ta không chỉ nuốt bia, mà còn kèm theo một lượng không khí nhỏ nữa.
Khi thực hiện hành động nuốt liên tục, chúng ta không chỉ nuốt bia, mà còn kèm theo một lượng không khí nhỏ nữa.

Đồng thời, từng ngụm nhỏ bia khi vào ruột sẽ khiến nó giải phóng CO2 nhanh hơn. 2 luồng khí này kết hợp với nhau sẽ kích ruột, tạo cảm giác buồn nôn không thể cưỡng lại được.

Kết

Tóm lại, bài viết này chỉ để giải đáp thắc mắc cho các bạn, đồng thời chúng tớ muốn khẳng định lại lần nữa một thông điệp: rượu bia nhiều chẳng tốt đẹp gì đâu.

Bạn có biết, thưởng thức một ly rượu vang mỗi ngày lại là "thần dược" đó.

Một số loại rượu vang như vang đỏ (rượu lên men từ hoa quả như nho, với nồng độ cồn thường gặp là 12%) rất tốt cho sức khỏe của con người.

Vài ngày/lần đều đặn uống rượu vang sẽ đem lại lợi ích không ngờ cho cơ thể chúng ta:

  • Chống lão hóa: các hoạt chất resveratrol và flavonoid trong rượu vang có thể chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Ngăn ngừa ung thư: theo một nghiên cứu của Mỹ, người uống vang đỏ giảm nguy cơ bị ung thư còn 3,4%.
  • Ngon miệng hơn: rượu vang có thể trung hòa chất béo, giúp bạn kích thích vị giác và ăn ngon miệng hơn.
  • Ngủ ngon hơn: melatonin (hormone duy trì nhịp sống ở sinh vật) trong rượu vang có thể điều hòa đồng hồ sinh học, giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Cập nhật: 09/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,77
  • 17.316