Giải mã 5 lời đồn oan trái về tia X-quang

  •   52
  • 2.274

Tia X-quang gây ung thư, vô sinh và khiến bạn nhiễm phóng xạ? Đó là những lời đồn đại phổ biến về tia X-quang cần phải được kiểm chứng dưới góc nhìn khoa học.

Tia X-quang đã được sử dụng để làm các loại xét nghiệm y tế trong hơn 100 năm qua. Dù đã được chứng minh về độ an toàn, vẫn có những "điều tiếng" không hay về loại tia này. Trên thực tế, xét nghiệm bằng tia X-quang được xem là một trong những kỹ thuật hình ảnh y học phổ biến nhất và hiệu quả ngày nay.

Tia X-quang đã được sử dụng để làm các loại xét nghiệm y tế trong hơn 100 năm qua.
Tia X-quang đã được sử dụng để làm các loại xét nghiệm y tế trong hơn 100 năm qua. (Ảnh: Go_nils/Flickr).

Tia X-quang là một loại bức xạ năng lượng cao có khả năng đi xuyên qua quần áo, mô cơ thể và các cơ quan nội tạng. Đối với hầu hết các mô mềm như cơ và mỡ, tia này sẽ có khả năng đi xuyên qua dễ dàng. Trong khi những phần như xương - có kết cấu dày đặc hơn, sẽ ngăn chặn sự xuyên thấu của các tia này.

Khi một bệnh nhân được yêu cầu xét nghiệm X-quang, bộ xương của người đó sẽ để lại một cái "bóng" trên máy dò. Dựa trên hình ảnh này, các bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán cho bệnh nhân. Với khả năng này, xét nghiệm X-quang là cách thức lý tưởng cho các chuyên gia y tế để kiểm tra tình trạng bệnh nhân mà không cần phải mổ.

Theo ước tính, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) thực hiện hơn 22 triệu xét nghiệm X-quang mỗi năm và hàng triệu xét nghiệm khác cũng được thực hiện trên thế giới. Công nghệ đã phát triển rất nhiều kể từ khi tia X-quang xuất hiện và cho đến hôm nay, lượng phóng xạ từ các máy X-quang phát ra đã thấp hơn trước rất nhiều lần.

Dù vậy, vẫn có rất nhiều thông tin sai lệch về tia X-quang. Điều này cũng dễ lí giải, vì “phóng xạ” đối với con người vẫn là một thứ gây nhiều cảm giác bất an. Nhưng đa phần các lời đồn đều không đáng bận tâm. Lợi ích của việc xét nghiệm X-quang xứng đáng để chúng ta bỏ qua mọi nguy cơ tiềm ẩn (dù là rất bé) từ chúng.

Dưới đây là một số lời đồn phổ biến về tia X-quang cần phải được kiểm chứng dưới góc nhìn khoa học:

1. Tia X-quang gây ung thư

Về bản chất, tia X-quang có khả năng gây hại. Khi tia X-quang đi qua cơ thể người có thể phá hủy các tế bào - cụ thể là ADN của chúng ta.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có khả năng dẫn đến sự phát triển của căn bệnh ung thư. Nhưng thực tế, lượng bức xạ bạn tiếp nhận trong một lần xét nghiệm có thể chỉ bằng với lượng bạn tiếp nhận hằng ngày trong môi trường sống.

Nếu bạn có hai lần chụp X-quang mỗi năm tính đến cuối đời, nguy cơ mắc ung thư của bạn chỉ tăng lên 0,0001 lần.
Nếu bạn có hai lần chụp X-quang mỗi năm tính đến cuối đời, nguy cơ mắc ung thư của bạn chỉ tăng lên 0,0001 lần. (Ảnh: Mikael Häggström, M.D./Wikimedia Commons).

Bức xạ trong tự nhiên đến từ những thứ như khí radon, tia vũ trụ và bức xạ từ thực phẩm. Nếu đã từng bay trên máy bay, bạn đã tiếp nhận gấp ba lần lượng bức xạ so với trung bình một lần xét nghiệm X-quang.

Dễ hiểu hơn, nếu bạn có hai lần chụp X-quang mỗi năm tính đến cuối đời, nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ chỉ tăng lên 0.0001 lần.

2. Tia X-quang khiến bạn nhiễm phóng xạ

Có một số người tin rằng tia X-quang có thể khiến họ bị nhiễm phóng xạ. Điều này đồng nghĩa với việc người ta tin rằng họ đang bị phơi nhiễm từ quá trình xét nghiệm.

Trên thực tế, tia X-quang không tiếp xúc với bất kỳ bệnh nhân nào trước, trong và kể cả sau khi tiến hành xét nghiệm. Vì bản chất, chúng chỉ xuyên thẳng qua cơ thể. Bạn sẽ cần phải tiêu thụ một nguồn bức xạ mới có thể bị phơi nhiễm. Hiểu theo nghĩa này, nước bọt và các chất dịch cơ thể khác có thể bị ô nhiễm dù không đáng kể.

Trong thực tế, nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn là nguồn phóng xạ, bao gồm những thứ như trái cây và rau quả đã hấp thụ các hóa chất phóng xạ từ đất xung quanh - đây mới là điều quan trọng bạn cần phải ghi nhớ. Thế nên, tất cả chúng ta đều đã gián tiếp bị nhiễm phóng xạ tùy thuộc vào những gì đã ăn trong ngày.

3. Máy quét y tế và cơ thể gây nguy hại

Máy quét y tế, máy quét CT và máy quét ở sân bay đều sẽ phát ra một lượng nhỏ bức xạ tia X. Nhưng sự thật đã chứng minh, những nguy cơ gây hại của chúng đối với sức khỏe con người là không đáng kể.

Máy quét CT và máy quét ở sân bay đều sẽ phát ra một lượng nhỏ bức xạ tia X.
Máy quét CT và máy quét ở sân bay đều sẽ phát ra một lượng nhỏ bức xạ tia X. (Ảnh: Raimond Spekking/Wikimedia Commons).

Giáo sư Gerry Thomas, chuyên gia bức xạ hàng đầu của Khoa Phẫu thuật và Ung thư, Đại học Hoàng gia Luân Đôn cho biết: "Nếu bác sĩ đề nghị bạn chụp X-quang hoặc CT, lợi ích cho sức khỏe của bạn sẽ chiến thắng mọi rủi ro".

Máy quét sân bay điển hình phát ra khoảng 0,00002 mSv (đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa gây hại). Trong khi bức xạ tự nhiên từ việc đi bộ xung quanh, ăn, uống và thở trung bình khoảng 2,4 mSv mỗi năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng lo ngại khi đề cập đến việc "thích thì chụp". Giáo sư Thomas lý giải về việc này: "Đôi khi, tôi thấy các quảng cáo về việc quét CT tư nhân nhắm đến những người khỏe mạnh, có mong muốn được kiểm tra xem liệu họ bị căn bệnh tiềm ẩn nào hay không - gần giống như việc khám sức khỏe định kỳ. Cá nhân tôi sẽ không chọn những cách này. Nó chẳng khác nào phơi mình trước lượng bức xạ tương ứng với lượng bức xạ trong 5 năm bạn sống (khoảng 10mSv) mà không hề có lợi ích rõ ràng".

4. Chụp X-quang có thể gây vô sinh

Bạn hẳn đã từng nghe được lời đồn này và biết đâu cũng đã từng quan ngại?

Một lần nữa, đây lại là một lời đồn sai lệch về tia X-quang. Các nghiên cứu của Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (RSNA) đã chỉ ra rằng, trên thực tế rủi ro này là bằng không. Cho đến nay, không có trường hợp vô sinh nào được ghi nhận là do chụp X-quang và CT.

Cho đến nay, không có trường hợp vô sinh nào được ghi nhận là do chụp X-quang và CT.
Cho đến nay, không có trường hợp vô sinh nào được ghi nhận là do chụp X-quang và CT. (Ảnh: Afiller/Wikimedia Commons).

Nhưng dù vậy, bức xạ vẫn có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian từ việc chụp X-quang và CT. Để xóa bỏ nghi ngại, bệnh nhân luôn được đeo một chiếc tạp dề lót chì để bảo vệ cơ quan sinh sản trong suốt quá trình khám. Giải pháp này phần nào cũng hạn chế tổng lượng phóng xạ mà bạn thực tế phải tiếp xúc.

5. X-quang đã lỗi thời và không còn cần thiết

Có một số người tin rằng tia X-quang không còn cần thiết nữa. Sự thật trên toàn thế giới, chúng vẫn là một trong những xét nghiệm hình ảnh y tế phổ biến nhất, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.

Xét nghiệm X-quang rất nhanh chóng
Xét nghiệm X-quang rất nhanh chóng. (Ảnh: National Geographic Kids).

Ngày nay, hàng ngàn máy X-quang vẫn tồn tại trong các bệnh viện, phòng khám y tế, nha khoa, và các phòng khám khác. Đây là công cụ hữu ích nhất để các chuyên gia y tế kiểm tra xương, răng và một số chấn thương mô mềm khác.

Xét nghiệm X-quang rất nhanh chóng và không đòi hỏi người thực hiện phải làm phẫu thuật, nhưng lại cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng hỗ trợ chẩn đoán cho các chuyên gia y tế. Với những lợi ích mà nó đem lại, X-quang sẽ vẫn còn được trọng dụng trong nhiều năm nữa.

Cập nhật: 19/04/2019 Theo khampha
  • 52
  • 2.274