Giải mã bí mật về 12 dải ngọc trước mũ của Tần Thuỷ Hoàng

  •   3,52
  • 2.696

12 dải ngọc đeo trước mũ rồng của vua Tần Thuỷ Hoàng có ý nghĩa như thế nào?

Tần Thuỷ Hoàng khi thiết triều thường đội mũ miện đặc biệt, ở trên treo 2 dải lụa vàng, trước mắt treo 12 sợi ngọc.

Vương miện hay mũ rồng của vua qua từng thời kỳ lại có những điểm khác nhau. Ở thời nhà Chu, Hán, các bậc quân vương thường đội mũ Bình Thiên. Đó là những chiếc mũ miện có 12 chuỗi hạt ngọc đính trên tơ vàng treo ở trước mặt.

Chiếc mũ rồng của Tần Thuỷ Hoàng có bí mật gì

Chiếc mũ rồng của Tần Thuỷ Hoàng có bí mật gì? Ảnh: Sohu

Mặc dù có tính thẩm mỹ cao nhưng phải thừa nhận những dải ngọc ấy thực sự bất tiện bởi nó che khuất tầm nhìn, vướng víu khi di chuyển bởi liên tục rung lắc qua mỗi bước chân. Tuy nhiên, thiết kế này có ý nghĩa riêng của nó!

Mũ Bình thiên được thêu bằng chỉ vàng, bên trên gắn 99 viên ngọc minh châu cực phẩm, sợi lụa vắt thân mũ được thêu rồng thể hiện quyền lực.

12 viên ngọc xâu thành chuỗi đều là ngọc trai trắng thủ công khắc chạm tỉ mỉ.

Tại Trung Quốc, 12 chuỗi ngọc được xâu chuỗi đầu tiên xuất hiện từ thời nhà Chu, gắn vào chiếc mũ đội đầu mỗi khi tham dự các hoạt động tế lễ. Khoảng cách giữa các viên ngọc là 1cm. Mũ Bình Thiên thời này các quần thần đều có thể đội.

Tuy nhiên, đến thời nhà Hán, mũ gắn mành ngọc của thường dân được phát triển thành mão vua, chỉ hoàng đế mới có thể đội.

Trước khi là bậc đế vương, các vị hoàng tử chuẩn bị kế ngôi phải học cách làm quen và điều chỉnh 12 dải ngọc sao cho uy nghiêm quyền lực mỗi khi di chuyển. Họ bắt buộc phải đi thật bình tĩnh vì nếu đi với tốc độ quá nhanh hạt ngọc sẽ rung lắc thậm chí va vào mặt.

Vua là thiên tử, là con trời, bởi vậy phàm là quần thần, dân thường sẽ không được nhìn thẳng vào mặt của vua, không được đọc suy nghĩ và hiểu những điều vua đang nghĩ, như vậy là phạm thánh. Bởi vậy 12 dải ngọc có tác dụng ngăn cho mọi người nhìn trực diện vào ánh mắt của vua, giúp làm tăng sự uy nghiêm của bậc thiên tử.

Hơn nữa, 12 dải ngọc trước mặt còn giúp vua khắc ghi một chân lý: Kể cả người đứng đầu một đất nước khi có vật cản trở cũng không thể nhìn thấu đáo hết mọi sự tình. Vì vậy, khi đưa ra các quyết định cho đất nước, nhà vua phải tuyệt đối tỉnh táo, không nên tự ý đưa ra quyết định mà cần nghe lời góp ý của các đại thần.

Cập nhật: 09/10/2021 Dân Việt
  • 3,52
  • 2.696