Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh

  •  
  • 736

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao những cây kem mát lạnh, cốc sirô đá bào ngon lành đôi khi đem lại những cảm giác tê buốt từ cổ họng cho đến tận não?

Tìm hiểu cảm giác tê buốt lên đến não khi ăn kem quá lạnh

Vào ngày thời tiết nóng nực, một cây kem hay một cốc nước lạnh quả thực là một cách được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc rằng mỗi khi ăn kem hay uống nước quá lạnh, bạn dễ gặp phải hiện tượng lạnh cóng từ vòm họng cho tới trên tận đỉnh đầu? Hiện tượng này khá khó chịu, nhưng vì sao chúng lại xuất hiện?

Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh

Ước tính rằng trên thế giới, cứ 3 người sẽ có một người đã từng trải qua cảm giác bị buốt óc vì ăn đồ ăn lạnh ít nhất một lần trong đời.

Hiện tượng này được ghi nhận xuất hiện trên những văn bản in từ năm 1939 và được chính thức công nhận là chứng đau đầu gây ra bởi thực phẩm lạnh vào năm 1988 bởi Hiệp hội Đau đầu Quốc tế.

Đến năm 2013, hiện tượng này đã được các chuyên gia và nhà nghiên cứu chính thức được gọi tên là “chứng đau đầu do kích thích lạnh”.

Nếu bạn vô tình mắc phải hiện tượng này, vị trí đau nhức nhất ở trên đầu thường là ở ngay phía sau trán, ngoài ra còn có những vị trí khác ở gần tai hoặc phía sau mắt.

Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh

Khi bị buốt óc bởi thực phẩm quá lạnh, ngay lập tức bạn sẽ phải trải qua một cảm giác căng thẳng dồn dập theo từng cơn và như thể đang có một vật nhọn đâm ở trong đầu. Đây hoàn toàn là một cảm giác không hề dễ chịu cho những ai không may mắc phải nó.

Nguyên nhân của những cơn đau đầu này xuất phát từ hệ thống thần kinh cảm giác trong miệng, với một hệ thống gồm rất nhiều dây thần kinh. Đây là những bó dây thần kinh có chức năng truyền cảm giác nhận được từ vòm miệng lên bộ xử lý của não.

Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh

Mỗi khi tiếp nhận cái lạnh, ngay lập tức những dòng máu nóng sẽ được huy động lên não - được não phân phối đi để làm ấm hơn cho vùng bị lạnh trên cơ thể.

Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ khiến các mạch máu xảy ra hiện tượng co thắt và giãn nở liên tục nhằm giúp cơ thể nhanh chóng đáp ứng các kích thích lạnh.

Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh

Sau khi quan sát hiện tượng, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chính những sự co thắt và giãn nở liên tục của mạch máu trong vòm họng là nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn đau buốt khi ta đưa thực phẩm lạnh vào miệng để ăn.

Dựa vào cơ chế trên, các nhà khoa học đã kết luận, đây là một hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý trong việc ăn uống để có thể hạn chế hiện tượng này để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh.

Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác còn cho rằng hiện tượng buốt óc khi ăn đồ quá lạnh này có một mối liên hệ mật thiết với chứng đau nửa đầu.

Vào năm 2004, Macit Selekler, một nhà thần kinh học Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng nghiệp đã làm một thí nghiệm. Ông yêu cầu các tình nguyện viên đặt một khối nước đá nhỏ vào miệng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, 60% tình nguyện viên cảm thấy buốt óc và 80% trong số những người này mắc chứng đau nửa đầu.

Giải mã cảm giác “buốt tận óc” mỗi khi ăn kem quá lạnh
Một nhà thần kinh học khác người Đài Loan - Jong-Ling Fuh cho rằng, hiện tượng ăn kem buốt óc và chứng đau nửa đầu có liên quan đến nhau.

Đã có 9.000 thiếu niên trong độ tuổi từ 13 - 15 tình nguyện tham gia thí nghiệm. Có tới 40% trong số họ cảm thấy hiện tượng buốt óc và 15% trong số đó được xác nhận có sự xuất hiện của bệnh đau nửa đầu.

Cho tới nay, mối quan hệ mật thiết giữa hiện tượng buốt óc và bệnh đau nửa đầu vẫn đang trong công cuộc nghiên cứu. Các nhà khoa học hiện vẫn đang làm việc để có thể đưa ra một kết luận chính thức cuối cùng về mối quan hệ này.

Tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia hiện nay, nếu một người có dấu hiệu của sự buốt óc sau khi ăn thực phẩm quá lạnh thì nhiều khả năng đó chính là dấu hiệu của một lời cảnh báo cho bệnh đau nửa đầu. Dù lời cảnh báo này chưa được chính thức công nhận bởi giới khoa học nhưng cũng là một biện pháp cho chúng ta phòng ngừa căn bệnh trên.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 736