Giải mã loạt bom nguyên tử khủng khiếp nhất lịch sử

  •   3,73
  • 8.750

Những vụ nổ bom nguyên tử xảy ra trong thời gian qua khiến con người rùng mình sợ hãi bởi tác động khủng khiếp mà nó gây ra.

Bom nguyên tử "Little Boy"
1. Bom nguyên tử "Little Boy" (chàng trai bé nhỏ) là bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào ngày 6/8/1945. Theo ước tính, khoảng 192.020 người thiệt mạng tại Hiroshima do nhiệt, bức xạ và những hậu quả khác của bom hạt nhân "Little Boy".

"Little Boy" có khối lượng 4.400 kg, chiều dài 3m và đường kính 71 cm.
"Little Boy" có khối lượng 4.400 kg, chiều dài 3m và đường kính 71 cm. Bom hạt nhân này được thả xuống từ khoang máy bay ném bom B-29 "Enola Gay" của Không quân Mỹ.

"Fat Man" (gã béo) là tên bom nguyên tử thứ 2 mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki
2. "Fat Man" (gã béo) là tên bom nguyên tử thứ 2 mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản trong ngày 9/8/1945. Theo ước tính, khoảng 70.000 dân ở nơi đây chết vì quả bom nguyên tử "Fat Man" phát nổ.

Bom nguyên tử "Fat Man" nặng 4.633 kg, đường kính 1,5 m và chiều dài 3,3 m.
Bom nguyên tử "Fat Man" nặng 4.633 kg, đường kính 1,5 m và chiều dài 3,3 m. Vụ nổ bom nguyên tử này gây ra đám mây hình nấm bốc lên cao 18,2 km.

Bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là một trong những bom nguyên tử có sức hủy diệt khủng khiếp nhất trong lịch sử.
3. Bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là một trong những bom nguyên tử có sức hủy diệt khủng khiếp nhất trong lịch sử. Theo đó, ngày 30/10/1961, Liên Xô cho phát nổ thử nghiệm bom Sa hoàng ở độ cao 4.000 m trên một hòn đảo ở Vòng Bắc Cực có tên Novaya Zemlya (vùng đất mới). Sau khi bom hạt nhân nổ, một đám mây hình nấm được tạo thành cao tới 60 km.

Vụ nổ tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900 km.
Vụ nổ tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900 km. Bom Sa hoàng có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Đây cũng là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.

Ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành cuộc thử nghiệm số 219 ở Novaya Zemlya. Quả bom có sức công phá lên đến 24,2 megaton.
4. Ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành cuộc thử nghiệm số 219 ở Novaya Zemlya. Quả bom có sức công phá lên đến 24,2 megaton. Vũ khí hạt nhân này có sức công phá khủng khiếp khi càn quét mọi thứ trong bán kính rộng hơn 9 km2 và gây bỏng cấp độ 3 trong một khu vực rộng 5.800 km2.

Vụ thử bom hạt nhân này của Liên Xô diễn ra trong bối cảnh chạy đua vũ trang của quốc gia này với Mỹ.
Vụ thử bom hạt nhân này của Liên Xô diễn ra trong bối cảnh chạy đua vũ trang của quốc gia này với Mỹ.

Castle Bravo là tên mã của vụ thử nghiệm bom hydrogen đầu tiên do Mỹ thực hiện tại đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall, Thái Bình Dương vào ngày 1/3/1945.
5. Castle Bravo là tên mã của vụ thử nghiệm bom hydrogen đầu tiên do Mỹ thực hiện tại đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall, Thái Bình Dương vào ngày 1/3/1945. Vũ khí hạt nhân này được thiết kế với đương lượng nổ 15 megaton TNT. Do vậy, khi phát nổ, nó tạo ra một quả cầu lửa có đường kính 7 km.

Đám khói hình nấm hình thành từ vụ nổ cao tới 40 km với đường kính 10 km sau khi vụ nổ xảy ra được 10 phút.
Đám khói hình nấm hình thành từ vụ nổ cao tới 40 km với đường kính 10 km sau khi vụ nổ xảy ra được 10 phút. Lượng phóng xạ phát tán trên diện tích 160 km tính từ tâm vụ nổ, từ đó gây nên thảm họa bom hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.

Cập nhật: 17/06/2016 Theo Kiến Thức
  • 3,73
  • 8.750