Giải mã lớp tường thành “tự phục hồi” vây ngôi mộ của nữ quý tộc quyền lực 2.100 năm tuổi

  •  
  • 1.167

Các nhà khoa học đã khám phá ra được bí mật của lớp tường thành “tự phục hồi” vây quanh ngôi mộ cổ gần 2.100 năm của nữ quý tộc Caecilia Metella.

Lăng mộ của nữ quý tộc Caecilia Metella được xây dựng vào thế kỷ 1 trước Công nguyên tại Via Appia, Rome, Ý. Lăng hình tròn cao 21 mét, đường kính rộng 29 mét, được xây dựng bởi các khối bê tông xếp chồng và trang trí phù điêu bằng đá cẩm thạch. Đây là một trong những di tích được bảo quản, cũng như được biết đến nhiều nhất Via Appia và thuộc danh sách các địa điểm được tham quan nhiều nhất nước Ý, mang lại lợi nhuận cao cho nền du lịch nước này.

 Bên trong lăng mộ Caecilia Metella
 Bên trong lăng mộ Caecilia Metella (CC BY-SA 3.0).

Dung nham núi lửa là một trong những vật liệu xây dựng lăng mộ nữ quý tộc Caecillia Metella
Dung nham núi lửa là một trong những vật liệu xây dựng lăng mộ nữ quý tộc Caecillia Metella (Đại học Utah)

Khu lăng mộ Caecilia Metella nổi tiểng không chỉ bởi kiến trúc đồ sộ nguy nga và sự quyền lực của nữ quý tộc. Nơi này còn nổi tiếng bởi kết cấu vững chắc nguyên vẹn bất chấp sự tàn phá của thời gian đến kì lạ của tường thành bảo vệ khu mộ. Với sự viện trợ của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nhà địa lý Marie Jackson (thuộc Đại học Utah, Mỹ) hợp tác với Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) để nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu và phương pháp xây dựng lăng mộ Caecilia Metella.


 Khu lăng mộ của nữ quý tộc Caecilia Metella.

Người La Mã cổ đại đã sử dụng khối đá núi lửa để thành bức tường gạch thô, loại đá này sẽ không bị tan rã nhiều trong hơn 3000 năm. Các khối đá núi lửa được kết dính bởi một loại vữa đặc biệt do người La Mã cổ sáng chế bằng vôi ngậm nước và tephara núi lửa (thủy tinh và tinh thể xốp được tạo ra trong quá trình núi lửa phun trào).

Lớp tường thành kiên cố tự tái tạo của lăng mộ cổ (Đại học Utah). 
Lớp tường thành kiên cố tự tái tạo của lăng mộ cổ (Đại học Utah).

Trong loại vữa này có một lượng lớn chất leucit, chất này khi tiếp xúc với nước sẽ bị hòa tan và giải phóng ra kali và lượng kali giúp cho tường thành càng thêm vững chắc. Đây chính là đáp án cho sự “tự tái tạo” kì lạ của bức tường vây ngôi mộ cổ.

 Nhiều công trình cần được dựng dưới nước, ảnh ống bê tông đi ra biển
 Nhiều công trình cần được dựng dưới nước, ảnh ống bê tông đi ra biển (Adobe Stock).

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tài trợ thêm cho nghiên cứu này để các nhà khoa học có thể chế tạo ra phiên bản bê tông và vữa tiêu tốn ít năng lượng và tồn tại lâu hơn khi lắp đặt trong môi trường biển hoặc dưới nước. Nghiên cứu này sẽ dựa trên phương pháp chế tạo của người La Mã cổ đại.

Cập nhật: 14/10/2021 Theo BXPL
  • 1.167