Giờ UTC là gì và vì sao nó còn được gọi là GMT?

  •   42
  • 2.823

Ý tưởng về một tiêu chuẩn thời gian toàn cầu ra đời từ khi nào và đã trải qua những thay đổi nào cho đến ngày hôm nay? 

UTC là viết tắt của Giờ điều phối quốc tế (Coordinated Universal Time), một tiêu chuẩn được dùng để thiết lập tất cả múi giờ trên thế giới. Ví dụ, thành phố New York thuộc về múi giờ UTC trừ 5 (UTC -5) nghĩa là giờ trên một chiếc đồng hồ UTC sẽ đi nhanh hơn giờ ở New York 5 tiếng.

Theo Space, ý tưởng đằng sau giờ quốc tế được nghĩ đến lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18, khi đường sắt và các đường vận chuyển đã kết nối thế giới và sự cần thiết có các thời gian biểu tiêu chuẩn để điều phối hoạt động kinh tế. Trước đó, thời gian trong ngày được tính theo bất cứ giờ nào mà các đồng hồ ở địa phương đó cho thấy. Nhưng giờ địa phương có thể khác nhau nhiều giây hoặc thậm chí nhiều phút - thật là một tình huống đáng sợ khi bạn trễ và muốn biết liệu bạn có thể bắt kịp xe lửa của bạn ở trạm hay không.

Đồng hồ thế giới ở Berlin hiển thị thời gian được đồng bộ theo giờ UTC ở 148 thành phố.
Đồng hồ thế giới ở Berlin hiển thị thời gian được đồng bộ theo giờ UTC ở 148 thành phố.

Các quan sát thời tiết khắp thế giới (kể cả trên mặt nước, radar…) luôn cần được thực hiện theo một thời gian chuẩn. Do đó, năm 1884, một số quốc gia đã gặp nhau tại Hội nghị Kinh tuyến gốc Quốc tế (International Meridian Conference) ở thủ đô Mỹ Washington D.C để tìm ra cách đồng bộ các đồng hồ trên khắp thế giới. Các đường vĩ tuyến chạy từ Đông sang Tây xung quanh trái đất được đo lường từ xích đạo nhưng lại không có một đường nào tương đương được thống nhất trên toàn cầu cho các đường kinh tuyến chạy từ Bắc sang Nam. Tại hội nghị, 41 đoàn đại biểu từ 25 quốc gia đã chọn đường kinh tuyến gốc - điểm 0 cho các đường kinh tuyến, là vị trí đi qua Greenwich ở Anh, theo TheGreenwichMeridian.org. Tiêu chuẩn giờ cho các đồng hồ từ đó được gọi là Greenwich Mean Time (GMT, giờ trung bình Greenwich). Khi đó GMT tương đương với giờ quốc tế (Universal Time-UT).

Đến giữa thế kỷ 20, một công nghệ mớiđồng hồ nguyên tử có thể đo lường thời gian với sự chính xác khó tin, đã cho thấy sự quay xung quanh của trái đất thật sự có khác nhau một chút mỗi ngày. Các trận động đất, các tảng băng tan và các dao động tự nhiên trong chuyển động của hành tinh của chúng ta có thể gây ra các thay đổi đến một vài phần của một giây trong thời gian trái đất quay quanh trục của nó, theo NASA.

Vì vậy, năm 1967, một ủy ban Liên Hiệp Quốc đã chính thức áp dụng UTC làm tiêu chuẩn chính xác hơn GMT trong việc thiết lập đồng hồ. UTC gồm các đo lường sự quay quanh của trái đất cũng như giờ trung bình từ 400 chiếc đồng hồ điện tử trên toàn thế giới, theo timeanddate.com.

Sau một vài lần điều chỉnh, đến năm 1972 giờ UTC được thêm vào một số giây nhuận để theo đúng sự quay quanh trái đất vốn không đều và ít chính xác hơn đồng hồ điện tử.

Cho đến năm 1972, Greenwich Mean Time tương đương với giờ quốc tế UT. Sau khi UTC được điều chỉnh, GMT không còn là một chuẩn thời gian nữa mà chỉ còn là tên của một múi giờ được sử dụng ở một số quốc gia Tây Âu, châu Phi, trong đó có Vương quốc Anh trong mùa đông và cả năm ở Iceland.

Vào mùa hè, nước Anh dùng múi giờ BST (British Summer Time) đi nhanh hơn múi giờ GMT một tiếng.

Đài thiên văn hoàng gia Greenwich, ngôi nhà chính thức của kinh tuyến gốc và giờ GMT.
Đài thiên văn hoàng gia Greenwich, ngôi nhà chính thức của kinh tuyến gốc và giờ GMT. (Ảnh: Britain Express).

Việt Nam chúng ta đang dùng múi giờ UTC +7.

Bạn sẽ tự hỏi vì sao UTC lại là viết tắt của Coordinated Universal Time?

Chữ viết tắt này là sự thỏa hiệp giữa những người nói tiếng Anh và tiếng Pháp:

Tiếng Anh Coordinated Universal Time bình thường được viết tắt là CUT, và tiếng Pháp Temps Universel Coordonné viết tắt là TUC.

Khung giờ quốc tế UTC này được quản lý bởi văn phòng quốc tế về khối lượng và độ dài (BIPM-Bureau International des Poids et Mesures) trụ sở tại Sèvres, Pháp.

Quân đội Mỹ đã chia Trái đất thành 25 múi giờ chuẩn theo tên các chữ cái, trong đó GMT còn được gọi là giờ Zulu hay giờ Z vì nó nằm ở múi giờ Z, và Zulu là từ mã hóa cho chữ Z trong bảng chữ cái chính tả điện thoại vô tuyến quốc tế, là bảng chữ cái chính tả điện thoại vô tuyến được dùng rộng rãi nhất.

Các múi giờ phía Đông Greenwich được gán các chữ cái từ A đến M (trừ chữ J), và các múi giờ phía Tây Greenwich được gán 12 chữ cái từ N đến Y. Chữ J không được sử dụng.

Bảng dưới đây là 25 múi giờ chuẩn được quân đội gán tên 25 chữ cái tiếng Anh và tên múi giờ theo khu vực trên thế giới:

Các múi giờ ở phía Đông Greenwich:

Các múi giờ ở phía Đông Greenwich:
Các múi giờ ở phía Đông Greenwich:

Các múi giờ ở phía Tây Greenwich:

Các múi giờ ở phía Tây Greenwich
Các múi giờ ở phía Tây Greenwich

Cập nhật: 09/05/2020 Theo vnreview
  • 42
  • 2.823