Giới khoa học chấn động khi phát hiện quái thú "lai" tượng Nhân sư trong mộ cổ thời Đường

  •  
  • 1.371

Phải chăng đây là "họ hàng" của tượng Nhân sư chuyên canh giữ kim tự tháp Ai Cập?

Tượng Nhân sư là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trên đá của người Ai Cập cổ đại. Ngỡ rằng đây là món bảo vật của riêng người Ai Cập nhưng người ta đã đào được tượng "phiên bản thứ hai" ở Trung Quốc. Thực hư câu chuyện ra sao?

Tượng Nhân sư nổi tiếng thế giới nằm trong khu lăng mộ Kim tự tháp Giza, Ai Cập. Nó cao 20 mét, với tổng chiều dài 72 mét bao gồm cả hai bàn chân trước. Ở Ai Cập cổ đại, sư tử là hiện thân của thần chiến tranh, là biểu tượng của sức mạnh và pharaoh.

Bức tượng này có nét tương đồng với tượng Nhân sư của Ai Cập.
Bức tượng này có nét tương đồng với tượng Nhân sư của Ai Cập.

Không chỉ ở Ai Cập, tượng Nhân sư còn bất ngờ xuất hiện ở Trung Quốc. Phát hiện về "quái thú lăng mộ" ở Tây An là một trong những khám phá gây chấn động giới khoa học.

Khi các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ cổ thời nhà Đường ở quận Trường An, Tây An, Trung Quốc họ đã xác định rằng chủ nhân của ngôi mộ tên là Vương Sĩ Thông. Ông là một quan chức trong triều đình lúc bấy giờ.

Trong ngôi mộ, các chuyên gia đã tìm thấy một số lượng lớn các di vật văn hóa như tượng chiến binh bằng đất nung, đồ tạo tác bằng đồng và tiền xu... Điều đặc biệt là trong xương tay phải của bộ hài cốt còn có một "tiểu thạch trư" (con heo làm bằng đá).

Thực ra, đây là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa tang lễ cổ xưa. Heo tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Vì vậy những người có địa vị cao sang đều thích an táng một con heo bên cạnh.

Không dừng lại ở đó, tại đây người ta còn thấy "quái thú" có hình mặt người và cơ thể động vật sơn màu rực rỡ ở lối vào. Nó chỉ cao 20 cm và rộng hơn 10 cm, mang thân hình của một con sư tử đực, nhưng đầu và khuôn mặt của nó trông giống như con người với đôi lông mày nhân từ. Nhìn chung, bức tượng này có nét tương đồng với tượng Nhân sư của Ai Cập.

Giải thích cho con vật có hình thù quái dị này, các chuyên gia cho biết trong phong tục cổ đại, chúng là một loại "pháp khí".

Một số tượng quái thú khác được ghi nhận
Một số tượng quái thú khác được ghi nhận. (Hình ảnh: Sohu)

Người xưa tin rằng sau khi chết sẽ sinh ra nhiều loại ma quái. Những con quỷ dưới Âm phủ sẽ làm hại linh hồn người đã khuất. Vì vậy để người đã mất được yên nghỉ, người thân sẽ đặt những con quái thú trấn áp lăng mộ để tránh tà và bảo vệ cho linh hồn người chết.

Nguyên mẫu của những con quái thú này là "Phương Tương Thị". Theo truyền thuyết, đây là một loài vật có bốn chân vàng, khoác da gấu đen, mặc áo đỏ và quần đen và có nhiệm vụ canh gác lăng mộ.

Trong quá trình khai quật mộ cổ sau này, người ta cũng khai quật được những con quái thú trong mộ Chu thời Chiến Quốc. Tuy nhiên, hình dạng của chúng trừu tượng và kỳ dị hơn. Vào thời kỳ sau này, hầu hết các linh thú trấn áp đều có một hoặc hai đầu, hình dáng của chúng được đánh giá là khá kinh dị.

Quay trở lại với con quái thú trong mộ của Vương Sĩ Thông. Theo truyền thống, những con thú trong lăng mộ được điêu khác với vẻ mặt đáng sợ. Tuy nhiên, linh vật ở lăng mộ của ông lại có khuôn mặt rất nhân hậu và hiền từ. Các học giả cho rằng đây là "tượng Nhân sư ở Trung Quốc".

Tuy nhiên, kinh đô Trường An (nay là Tây An) và Ai Cập cách xa hàng nghìn km, làm thế nào mà người xưa lại có những điểm tương đồng như vậy? Đây rõ ràng là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Sau khi bức tượng được khai quật, nó đã làm dấy lên nhiều bàn tán trong giới học giả quốc tế. Bí ẩn về sự ra đời và mối liên hệ giữa quái thú trong lăng mộ nhà Đường và tượng Nhân sư của Ai Cập vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm ra lời giải thích thỏa đáng nhất.

Cập nhật: 05/11/2021 Theo Pháp luật&đời sống
  • 1.371