Loài rắn này có gì đặc biệt mà Taylor Swift lại ưu đãi sử dụng trong bản hit mới của mình?
Vừa mới đây thôi, Taylor Swift đã bất ngờ trở lại với nhạc phẩm "Look What You Made Me Do", cũng là track đầu tiên trong album sắp ra mắt vào tháng 11 này.
Tuy nhiên, vào hôm thứ 4, Taylor đã xóa toàn bộ hình ảnh trên tài khoản mạng xã hội và đăng tải một đoạn video bí ẩn dài 10 giây, quay cận cảnh một chiếc đuôi rắn.
Nhưng bạn có thắc mắc chú rắn mà được Taylor nhắc đến là thuộc loài nào không?
Bạn có biết đây là loại rắn nào không?
Và câu trả lời là, loài rắn mà Taylor nhắc đến trong clip dài 10 giây ngắn ngủi kia là rắn vảy sừng (tên khoa học Atheris hispida) - một loài rắn độc có nguồn gốc từ Trung Phi.
Nhưng loài rắn này có gì đặc biệt đủ để cuốn hút Taylor Swift nhét chúng vào cả trong bản hit "Look What You Made Me Do" như thế nhỉ?
Loài rắn trong bản hit "Look What You Made Me Do" cũng có gai.
Rắn vảy sừng - hay rắn Atheris hispida thường trú ngụ trong khu rừng mưa ở Trung Phi.
Nhìn xa xa những chiếc vảy nhọn này trông giống như lông nên đôi khi người ta gọi là rắn lông nhưng khi tới gần, bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về vẻ ngoài kỳ dị của chúng.
Rắn vảy sừng thường lẩn trốn rất kĩ, tránh né người nên hầu như tài liệu về loài vật này chưa có nhiều.
Những chiếc vảy nhọn trên thân xếp đè lên nhau như mái ngói. Hãy nhớ rằng, hầu hết các loài rắn thường có bộ da trơn nhưng Atheris hispida lại "cực độc lạ" bởi làn da ngàn vảy sừng của mình.
Không những thế, giới khoa học mới chỉ phát hiện ra loài rắn Atheris hispida này cách đây khoảng 30 năm thôi. Chúng thường lẩn trốn rất kĩ, tránh né người nên hầu như tài liệu về loài vật này chưa có nhiều.
Rắn vảy sừng chỉ dài trung bình khoảng 75cm, sở hữu cặp răng nanh dài, quặp vào trong. So với các loài rắn khác, rắn Atheris hispida có ngoại hình "thấp bé" nhưng lại sở hữu nọc độc kinh hoàng.
Đôi mắt lớn cũng góp phần tạo nên vẻ hung dữ cho rắn vảy sừng.
Nọc của loài rắn này làm máu nạn nhân không đông. Vết cắn sau mỗi cú đớp của rắn sẽ sưng, đau tấy lên và có thể gây tử vong ngay lập tức cho người trưởng thành nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các nhà nghiên cứu độc tính lâm sàng của Đại học Adelaide cho hay, khi một giọt nọc độc của rắn thấm vào máu, chúng sẽ khiến máu lưu thông trong cơ thể bị rối loạn.
Nọc độc của rắn còn gây suy thận cấp tính, sưng mí mắt, khó khăn khi nói, toàn cơ thể trở nên yếu ớt, dễ tử vong.
Rắn vảy sừng sinh sống chủ yếu trên cây.
Không chỉ sở hữu lớp vảy kỳ lạ, loài rắn này còn có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể để hòa lẫn với môi trường xung quanh khi chúng trốn tránh kẻ thù hay đánh lừa con mồi.
Ngoài ra, rắn vảy sừng sinh sống chủ yếu trên cây, và có sở thích ẩn nấp trong các tán lá ở vùng ẩm ướt. Khi "tia" được con mồi, chúng sẽ tiếp cận và hạ gục mồi chỉ với 1 nhát cắn.