Hoàn chỉnh “chân dung” cô gái 50.000 năm tuổi

  •   2,52
  • 3.329

Các nhà khoa học đang dần hoàn chỉnh “chân dung” cô gái người Denisova cổ đại 50.000 năm tuổi được chôn cất tại hang động Siberia bằng cách phân tích gene mảnh xương ngón tay.

Các nhà khoa học phân tích gene mảnh xương ngón tay của cô gái cổ đại bằng phương pháp mớ
Các nhà khoa học phân tích gene mảnh xương ngón tay
của cô gái cổ đại bằng phương pháp mới - (Ảnh: Daily Mail)

Sau khi phân tích gene mảnh xương ngón tay của cô gái cổ đại, các nhà khoa học cho biết tóc, da, mắt của cô gái Denisova đều có màu nâu. Đồng thời, các nhà khoa học cũng làm sáng tỏ sự khác biệt di truyền giữa người hiện đại với các họ hàng gần đã tuyệt chủng.

Kết quả so sánh gene được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Viện nhân chủng học tiến hóa Max Planck tại Leipzig (Đức) và Trường Y Harvard tại Boston (Mỹ).

Gene của người Denisova mang đặc điểm tương tự giống người Neanderthal và 11 giống người hiện đại trên toàn thế giới, một bằng chứng của sự đồng huyết. Do đó, một điều chắc chắn ADN của người Denisova vẫn đang tồn tại trong một vài bộ phận dân số ngày nay.

Theo nghiên cứu, khoảng 3% bộ gene của những người hiện đang sống tại Papua New Guinea đều đến từ Denisovans. Đồng thời dấu vết ADN của người Denisova cũng xuất hiện trong gene những người Hán và Đại tại Trung Quốc.

Ngoài ra, khi các nhà khoa học đem so sánh vật liệu gene được di truyền từ bố mẹ của cô gái, các nhà khoa học phát hiện người Denisova có mức độ đa dạng gene rất thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc người Denisova chỉ phát triển thành một nhóm nhỏ trong khi quá trình di cư diễn ra nhanh chóng, khiến cơ hội tạo thêm sự đa dạng về gene không còn.

Theo Tuổi Trẻ
  • 2,52
  • 3.329