Hội chứng lạ khiến bàn tay tấn công chính chủ nhân của nó

Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh là gì?
  •   55
  • 4.200

Người mắc hội chứng hiếm gặp này có thể tự tay bóp cổ chính mình.

Cơ thể con người là một tạo phẩm hoàn hảo của tạo hóa. Nhưng sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng của khoa học, nhân loại cũng mới chỉ hiểu được một phần rất nhỏ về cơ thể người. Những điều chưa giải mã được luôn là yếu tố thúc đấy chúng ta tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn nữa.

Và sau đây, chúng ta sẽ đến với một hiện tượng như vậy. Nó mang tên: Hội chứng bàn tay người ngoài hành tinh (Alien Hand Syndrome) - hội chứng vô cùng hiếm gặp.

Hội chứng lạ - tay của bạn bị điều khiển bởi một ai đó giấu mặt

Người mắc hội chứng này sẽ mất kiểm soát hoàn toàn về một chi nào đó trên cơ thể.
Người mắc hội chứng này sẽ mất kiểm soát hoàn toàn về một chi nào đó trên cơ thể.

Hội chứng bàn tay ngoài hành tinh còn được biết đến với cái tên hội chứng tiến sĩ Strangelove. AHS được miêu tả là tình trạng người bệnh cảm thấy tay, chân của họ bị chiếm quyền, mất kiểm soát khi thực hiện các hành động.

Lần đầu tiên AHS được phát hiện là vào năm 1908. Kể từ đó đến nay, thế giới mới chỉ ghi nhận 40-50 trường hợp mắc bệnh. Nhiều người cho rằng con số này không chỉ dừng lại ở đó vì có thể nhiều ca bị chẩn đoán nhầm sang thành chứng rối loạn tâm thần.

Căn bệnh được mô tả chân thực và cụ thể với bệnh nhân Karen Byrne (55 tuổi, đến từ New Jersey, Mỹ). Năm 2011, nhập viện sau hơn 20 năm chịu đựng một chứng bệnh kỳ lạ khiến tay trái và đôi khi cả chân trái của Byrne hành động như thể chúng nằm dưới sự điều khiển của một bộ óc bên ngoài cơ thể cô.

Karen kể rằng bà mắc bệnh động kinh từ khi mới chỉ là đứa trẻ 10 tuổi. Tới năm 27 tuổi, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để chữa bệnh động kinh cho Karen. Ca phẫu thuật diễn ra thành công nhưng kể từ đó, những hành vi cực kỳ lạ thường cũng xuất hiện.

Mắc căn bệnh lạ, Byrne liên tục bị chính bàn tay trái của cô tát vào mặt. 
Mắc căn bệnh lạ, Byrne liên tục bị chính bàn tay trái của cô tát vào mặt.

Chẳng hạn, bà liên tục bị chính tay trái của mình tấn công, nhăm nhe tát hoặc đấm vào cơ thể. Hay khi Byrne bước vào một cửa hàng và muốn rẽ phải, một chân của cô quyết định điều ngược lại và hướng rẽ trái, khiến cô chao đảo đi vòng tròn.

"Khi bàn tay trái tự mở những cúc áo sơ mi lần đầu tiên, tôi cài lại cúc bằng bàn tay phải. Nhưng đúng lúc tôi ngừng cài cúc, bàn tay trái tiếp tục cởi chúng", Karen kể. "Nếu tôi châm một điếu thuốc, đặt nó nằm thăng bằng trên miệng chiếc đựng tàn thuốc thì ngay lập tức bàn tay trái sẽ vươn tới và dập tắt điếu thuốc. Nó có thể lấy mọi thứ ra khỏi túi xách của tôi mà tôi không hề biết".

Cuộc sống của người phụ nữ 55 tuổi ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong quá trình theo dõi Karen, các bác sĩ nhận định cánh tay trái đã nằm ngoài sự kiểm soát của bà.

Hội chứng này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1908 bởi nhà thần kinh học người Đức Kurt Goldstein. Về cơ bản người mắc hội chứng này sẽ mất kiểm soát hoàn toàn về một chi nào đó trên cơ thể. Tức là, tay hoặc chân của họ sẽ tự cử động như có thứ gì đó điều khiển vậy, dù bản thân họ hoàn toàn đang tỉnh tảo.

Họ ý thức được về sự chuyển động của bộ phận này, nhưng không cách nào làm chủ được nó. Thành phần "bất trị" ấy có thể là tay hoặc chân, nhưng đa phần đều rơi vào tay trái hoặc tay không thuận của người bệnh.

Hiện tượng "trên bảo dưới chẳng nghe" này không chỉ gây sợ hãi và hoảng loạn đơn thuần, mà còn tiềm ẩn nhiều điều đáng ngại khác. Chẳng hạn, tự nhiên tay của bạn... giở chứng, tự sờ soạng lên cơ thể, hất tung đồ vật. Và đó là còn nhẹ đấy, vì đôi khi cái tay ấy có thể trở nên bạo lực. Đã có những trường hợp ghi nhận cánh tay liên tục tát mạnh hoặc thậm chí bóp cổ, tấn công chính chủ nhân của mình và những người xung quanh.

Tuy nhiên, có bệnh nhân chia sẻ rằng họ cảm thấy cái tay này cũng khá đáng yêu, khi nó cố tình ngăn không cho họ uống rượu, hút thuốc hoặc làm những việc có hại cho sức khỏe. Vài người còn đặt tên cho nó, và chung sống với "anh bạn" này một cách hòa bình.

Nhưng đa phần người bệnh đều tìm mọi cách để kiểm soát cái tay bất trị.
Nhưng đa phần người bệnh đều tìm mọi cách để kiểm soát cái tay bất trị.

Những bệnh nhân ở dạng nhẹ có thể kiềm chế được phần nào hành động của cánh tay này nếu họ thật sự nỗ lực. Các trường hợp kém may mắn thì bị cánh tay phản kháng một cách giận dữ và quyết liệt, đến mức chỉ thiếu điều muốn chặt đi luôn (dù chưa ai làm).

Lời giải mã

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa đồng ý hoàn toàn với một giả thuyết nào. Tuy nhiên, họ đưa ra một vài khả năng dẫn đến hội chứng này, và tất cả đều liên quan đến các tổn thương về não bộ.

  • Khả năng đầu tiên có thể là tổn thương thể chai - dải thần kinh làm cầu nối giữa 2 bán cầu não. Các nhà khoa học phát hiện ra điều này khi nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh bỗng dưng tăng đáng kể vào thập niên sau 1940 - thời điểm mà y học vẫn đang điều trị bệnh động kinh bằng cách cắt bỏ thể chai.
  • Khả năng thứ hai là bệnh nhân có lẽ bị tổn thương thùy trán - khu vực có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hành động lí trí.
  • Khả năng cuối cùng là di chứng sau đột quỵ, sang chấn tâm lí, do một khối u trong não, hoặc chứng thoái hóa thần kinh dẫn đến phình mạch ở não. Các thương tổn này tuy có triệu chứng và nguyên nhân khác nhau, nhưng đều có khả năng dẫn đến hội chứng "tay ngoài hành tinh" nếu gây ảnh hưởng lên một trong 3 vùng: vỏ não trước, thể chai hay thùy đỉnh.

Vị trí của thương tổn cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của cái tay bị lỗi.
Vị trí của thương tổn cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của cái tay bị lỗi.

Vậy cuối cùng, chúng ta có giải pháp nào cho hội chứng này?

Thường thì mỗi bệnh nhân sẽ chọn cho mình một cách đối phó riêng, dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ. Đó có thể là sử dụng hóa chất như NMB gây tê liệt thần kinh cơ, tiêm boxtox để làm yếu chi bị lỗi, hay sử dụng thuốc an thần.

Nhiều người chọn giải pháp tâm lí như tạo "công ăn việc làm" cho cái tay để làm nó xao nhãng, bằng cách cầm hoặc nghịch một vật gì đó. Khi cái tay vẫn nhất quyết gây rối, nhiều người cố gắng ra lệnh cho nó bằng lời, hoặc dùng đến... vũ lực.

Rất nhiều phương án, nhưng thật đáng buồn rằng tất cả chỉ có thể kiềm chế chứ không chữa trị được tận gốc hội chứng này. Bệnh nhân mắc AHS hầu hết phải tự chung sống với nó và tìm cách thỏa hiệp hoặc kiểm soát khi có thể. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực rất nhiều – nhưng câu trả lời e rằng sẽ phải cần tới kha khá thời gian nữa mới xuất hiện. Có thể, cơ sở cho những phim kinh dị về một linh hồn điều khiển thân xác xuất phát từ hội chứng này.

Cập nhật: 13/10/2021 Tổng Hợp
  • 55
  • 4.200