Hướng dẫn cách dùng thuốc Motilium?

  •  
  • 463

Được biết đến là một trong những loại thuốc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Motilium được sử dụng phổ biến cho cả người lớn và trẻ em. 

Motilium là thuốc gì? Tác dụng ra sao?

Thuốc Motilium là loại thuốc được sử dụng trong điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn với thành phần chính là Domperidon.

Theo nhà sản xuất, ngoài hai tác dụng chính kể trên, Motilium còn có tác dụng làm giảm triệu chứng khó tiêu do chậm làm rỗng dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đầy bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng hay đau bụng vùng trên và viêm thực quản.

Với tác dụng điều trị các triệu chứng dạ dày cơ bản, Motilium được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, thuốc được khuyến cáo chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Motilium
Motilium được sử dụng khá phổ biến.

Cách sử dụng thuốc Motilium hiệu quả nhất

Thuốc trị đau dạ dày Motilium nên được dùng trước bữa ăn.

Thuốc được sử dụng với một liệu lượng khác nhau tùy vào độ tuổi, cụ thể:

Liều lượng dùng cho người lớn:

  • Được chỉ đình dùng mỗi lần 1 đến 2 viên thuốc, từ 3 đến 4 lần mỗi ngày trước bữa ăn và không được dùng quá 8 viên thuốc (80mg) trong 24 giờ.
  • Bệnh nhân suy gan nhẹ: không cần chỉnh liều, suy thận: chỉnh liều & chỉ 1-2 lần/ngày nếu dùng nhắc lại. Thời gian điều trị tối đa 1 tuần.

Liều lượng dùng cho trẻ em (cân nặng dưới 35kg):

  • Đối với riêng trẻ em, chỉ nên dùng ở dạng hỗn hợp dịch uống với liều 2,5 ml/10 kg, mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.

Thuốc Motilium chống chỉ định cho đối tượng nào?

  • Thuốc Motilium có chứa thành phần Domperidon, chống chỉ định cho người quá mẫn cảm với thành phần này.
  • Người bị u tuyến yên tiết prolactin
  • Người bị suy gan trung bình và nặng.
  • Người bị rối loạn điện giải rõ rệt.
  • Đang bệnh tim mạch (suy tim sung huyết).

Tác dụng phụ của thuốc Motilium

Motilium là loại thuốc chuyên dạ dày phổ biến, bạn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc tư nhân mà không có đơn của bác sĩ, Motilium có thể gây ra một số phản ứng phụ cho cơ thể.

Theo thử nghiệm lâm sàng:

  • Có ≥1% bệnh nhân gặp phải tình trạng: Trầm cảm, lo âu, giảm/mất khả năng hoạt động tình dục; đau đầu, buồn ngủ, bồn chồn; tiêu chảy; mẩn đỏ, ngứa; vú to, căng ngực, tiết sữa ở đàn ông hoặc phụ nữ không đang cho con bú, mất kinh, đau ngực, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiết sữa; suy nhược.
  • Ở <1% bệnh nhân: Quá mẫn; mề đay; vú tăng tiết, sưng vú.

Trong thực tế:

  • Rất hiếm: Phản ứng quá mẫn, kích động, lo âu, rối loạn ngoại tháp, co giật; loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim mạch, phù mạch, bí tiểu; xét nghiệm chức năng gan bất thường, tăng prolactin máu.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Cập nhật: 16/07/2019 Theo caodangyduochcm
  • 463