Dưa leo, hay tên gọi khác là dưa chuột là loại quả được liệt kê vào danh sách không thể thiếu trong bữa ăn hay làm đẹp của con gái.
Dưa chuột là loài cây khó trồng trong chậu, vì chúng đòi hỏi nhiều không gian vươn lên cao. Tuy vậy, bạn vẫn có thể trồng được bằng cách chọn giống dưa chuột cây bụi thay vì cây leo, hoặc làm giàn hay cắm cọc cho cây leo lên. Sử dụng đất giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và giữ được độ ẩm trong suốt mùa trồng để cây dưa chuột có thể sinh trưởng tốt trong chậu.
Chính vì thế, mọi người nên bỏ túi kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đúng cách để có thể tự trồng tại nhà.
Dưa leo (dưa chuột) là loại thực vật họ bầu bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nhưng dưa chuột lại không phải là giống cây khỏe, khó chịu được biến động của môi trường nên cần kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu đúng cách và chú ý chăm sóc để có thể ra quả thành công.
Kỹ thuật trồng dưa leo trong chậu không khó.
Đất được trồng được dưa chuột phải được làm rất kỹ. Loại đất để cây phát triển tốt nhất là đất pha cát hoặc đất chứa nhiều dinh dưỡng. Để đất có nhiều dưỡng chất bạn nên trộn cùng gỗ mùn, phân hữu cơ hoặc phân xanh.
Không nên trồng dưa chuột luôn trên đất mới. Trước khi trồng 7 tới 10 ngày bạn nên bón một lớp vôi bột, phân chuồng hoặc phân hữu cơ. Bạn trộn đều phân đạm + lân + kali với nhau rồi xới lên để phân ngấm đều vào đất. Việc làm này sẽ giúp nâng cao độ pH của đất giúp thời kỳ đầu sinh trưởng của cây được phát triển tốt.
Trồng trong chậu: Trộn 50 dm khối đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Tiếp theo bổ sung 20 gr phân lân, 20gr NPK, 50 gr vôi, 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu.
Hạt giống gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất 0,5 - 1cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất xung quanh. Nếu trồng trong chậu, có thể gieo trực tiếp vào chậu. Cần chuẩn bị chậu kích thước tối thiểu có đường kính 30 cm. Mỗi chậu gieo 5 - 7 hạt. Sau gieo 7 - 10 ngày, cây con có khoảng 4 lá, có thể cấy (nên cấy vào lúc chiều mát) hay tỉa bỏ những cây thừa. Mỗi chậu nên trồng từ 1 - 3 cây.
Cây dưa leo có thể để mọc bò lan trên mặt đất hay mọc leo quanh thân cọc thẳng đứng. Ưu điểm của việc mọc leo quanh thân cọc sẽ giúp cho quả dưa leo phát triển vươn cao khỏi mặt đất (theo thân cọc), điều đó sẽ giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối/nát.
Cần tưới nước, chăm bón cho dưa leo đúng cách
Nếu để dưa leo bò lan trên mặt đất, nên lưu ý việc bỏ rơm khô hoặc bìa các-tông bên dưới để giữ cho quả dưa được sạch sẽ. Trong một số điều kiện, có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.
Khi cây dưa leo trong thời kỳ trổ hoa, cần lưu ý không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Nên sử dụng loại chậu/bình hay khu vực đất trồng có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.
Thu hoạch dưa đúng thời điểm cho chất lượng tốt nhất
Càng thu hoạch nhiều dưa leo thì cây càng phát triển nhanh hơn. Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.