Bãi cát Chết, hồ xác, xác chết hun khói... là những địa danh đáng sợ mà bất cứ ai cũng phải rùng mình khi ghé tới.
Người Kuku-Kuku thuộc Papua New Guinea có tục lệ hun khói những xác chết như một cách để tưởng nhớ người thân, đặc biệt là người ông trong gia đình.
Nhiều người tưởng rằng, tục lệ này đã thuộc về dĩ vãng, nhưng sự thực là cho tới nay, dân làng Kuku - Kuku vẫn giữ gìn truyền thống này. Chỉ một số trường hợp được chôn cất còn hầu hết người chết đều được đem hun khói.
Hun khói xác chết là tục lệ của người Kuku-Kuku.
Thông thường, người Kuku-Kuku giữ thi thể người đã khuất phía trên ngọn lửa, cho đến khi khói làm khô xác chết, sau đó rắc thêm một số loại dược thảo có tác dụng kháng khuẩn để chống phân hủy.
Đôi khi để đẩy nhanh quá trình, những người thân sẽ dùng vật sắc nhọn, đâm vào thi thể nhằm vắt kiệt những chất lỏng trong đó, đồng thời rút các cơ quan nội tạng mềm, dễ phân hủy qua đường hậu môn.
Sau khi được hun khô, một số xác chết được đặt trong hang động, còn phần nhiều được đặt lộ thiên trên một khung tre dựng sẵn. Những xác chết này được xem là "đẹp" và đem lại may mắn cho người còn sống.
Bởi vậy, những xác chết hun khói này được treo ở vị trí cao và luôn nhìn hướng về phía ngôi làng. Mỗi khi có hội hoặc lễ tưởng niệm nào, những thi thể này sẽ được người thân hạ xuống để cùng tham dự với mọi người trong làng.
Vùng Chichen Itza thuộc bán đảo Yucatan (Mexico) nổi tiếng vì có nhiều hồ đất sụt tự nhiên (cenote). Một số hồ có diện tích khá nhỏ và âm u, một số lớn, rất đẹp và thơ mộng, như hồ Cenote Sagrado.
Nhưng hồ chỉ đẹp khi ngắm nhìn, còn khi lặn xuống dưới đáy và nhìn thấy hàng trăm hài cốt, có lẽ nhiều người sẽ phải đứng tim. Những bộ hài cốt này chính là nạn nhân trong tục hiến tế cho thần mưa Chaak của người Maya nhiều thế kỷ trước.
Dưới đáy hồ Cenote Sagrado có hàng trăm bộ hài cốt khiến bạn phải "đứng tim".
Trước kia, người Maya tin rằng, nếu hiến tế người sống cho thần Chaak thì thần sẽ cho mưa xuống cùng mùa màng bội thu. Thông thường, nạn nhân sẽ bị giết trước, sau đó moi tim và cuối cùng bị đẩy xuống hồ.
Nhưng cũng có trường hợp người hiến tế bị đẩy xuống hồ khi vẫn còn sống, ở trên bờ, phù thủy cùng nhà tư tế ngắm nhìn nạn nhân quẫy đạp giãy chết. Hầu như ai đã bị đẩy xuống hồ đều chết đuối, nhưng nếu một người có thể trở về an toàn, người đó sẽ được tôn là sứ giả của thần linh và sống trọn đời trong vinh quang.
Ngoài ra, hồ Cenote Sagrado có màu "trong xanh" đặc biệt. Sở dĩ hồ nước có màu như vậy là bởi, trước khi được đem đi hiến tế, người đó được quét lên trên người một lớp thuốc nhuộm "Maya blue".
Loại thuốc này đến nay vẫn là một bí ẩn đối với khoa học vì khả năng giữ màu không phai trong nhiều thế kỷ. Hiện dưới đáy hồ có một lớp bùn màu xanh do loại thuốc này gây nên, với chiều dày lên đến hơn 4m, tạo nên màu sắc tuyệt đẹp cho hồ.
Quan tài treo ở ghĩa địa khổng lồ của người Bo.
Vùng Gongxian, thuộc phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là địa danh được biết đến với những vùng núi đá vô cùng hiểm trở và đáng sợ. Không chỉ vậy, nơi đây còn nổi tiếng với nghĩa địa khổng lồ của người Bo.
Người Bo là một bộ tộc sống ở phía Tây Nam Trung Quốc và đã biến mất từ hơn 400 năm trước. Họ có một phong tục khá kỳ lạ đó là treo quan tài của người đã khuất lên dãy núi đá trong vùng. Những cỗ quan tài đó được làm từ một thân cây phong rỗng, đặt trên 2 - 3 thanh gỗ lớn làm giá đỡ.
Nhiều người cho rằng, việc treo quan tài này sẽ đưa người thân của mình đến gần với thần linh hơn, đồng thời ngăn không cho động vật tấn công thi thể người đã khuất. Trước đây có hàng vạn quan tài được treo trên vách núi nhưng theo thời gian, nhiều giá đỡ quan tài đã mục nát, khiến số lượng giảm đi đáng kể.
Dưới bãi biển El Conchalito là vô số bộ hài cốt, chỉ chôn "hờ hững" và sẵn sàng lộ ra khi có dịp.
Bãi biển El Conchalito thuộc Baja California Sur (Mexico) có lẽ không phải là nơi thích hợp cho những cặp đôi lãng mạn đi dạo. Lấp ló dưới bãi cát là vô số bộ hài cốt, chỉ chôn "hờ hững" và sẵn sàng lộ ra khi có dịp.
Nhiều nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng vào nhiều thế kỷ trước, những người dân du mục đã chôn người chết tại đây. Nhưng kỳ quái ở chỗ sau đó, họ quật mộ lên và sơn đỏ hài cốt... cho vui. Không rõ có phải nhờ những bộ xương này hay không mà bãi tắm khá thu hút du khách. Năm 1981, người dân nơi đây khiếu nại về những bộ xương người chết trên bãi biển.
Hàng năm, có hàng trăm du khách chi hàng ngàn USD để được trải nghiệm leo lên đỉnh Everest - nóc nhà của thế giới. Nhưng nếu cố tìm hiểu, bạn sẽ biết rằng đã có khoảng 240 nhà leo núi đã chết dọc đường và hầu hết hài cốt vẫn còn trên núi.
Đã có khoảng 240 nhà leo núi đã chết dọc đường và hầu hết hài cốt vẫn còn trên núi.
Thậm chí, một khu vực ngọn núi được mệnh danh là "thung lũng cầu vồng" bởi nơi đây chứa rất nhiều thi thể có thể nhìn rõ cả những chiếc áo khoác màu của nạn nhân.
Theo các chuyên gia, việc leo núi không khó mà khó ở độ cao. Khi đạt đến mốc 8.000m, đây được coi là "vùng chết" (the death zone), lượng oxy trong không khí quá ít, khiến người thường khó mà sống nổi.
Nếu giữ yên độ cao đó quá lâu, cơ thể sẽ nhanh chóng kiệt quệ, chóng mặt và trở thành "tượng đá" vĩnh viễn. Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều nhà leo núi thiệt mạng khi chinh phục "nóc nhà của thế giới".