Khám phá điều bất ngờ trên quốc kỳ, màu nào được dùng nhiều nhất?

  •  
  • 637

Màu được sử dụng nhiều nhất có tỷ lệ là 30,3%, trong khi màu ít nhất chỉ xuất hiện trên vỏn vẹn 2 lá cờ.

Trong số các quốc kỳ trên thế giới, màu đỏ là màu được ưa chuộng nhất với tỷ lệ xuất hiện là 30,3%, màu này biểu trưng cho máu của những chiến sĩ đã đổ xuống vì mảnh đất quê hương. Xếp sau đó là trắng, xanh lá, xanh dương với con số lần lượt là 18%, 14.9%, 12.4%. Thế nhưng rất ít các quốc gia lựa chọn màu tím trên quốc kỳ của mình. Và lý do không nằm ở vấn đề thẩm mỹ.

Quốc kỳ của các nước trên thế giới
Quốc kỳ của các nước trên thế giới.

Theo After Skool, việc không sử dụng màu tím trên quốc kỳ vốn chưa từng có quy định. Điều khiến nhiều lá cờ không có màu tím là do quá trình sản xuất nó trước đây rất đắt đỏ.

Thời xưa, sơn được làm từ thuốc nhuộm tự nhiên, ví dụ như màu đỏ từ quả mọng. Màu xanh từ mảnh thủy tinh. Màu vàng từ hoa và màu đen từ than đá nhưng để thu được thuốc nhuộm màu tím cần có các loại thực vật hoặc động vật đặc biệt để chiết xuất màu.

Ban đầu, màu tím được tạo ra từ loài ốc biển ở một vùng nhỏ thuộc Địa Trung Hải. Phải mất tới 10.000 con ốc này mới tạo ra 1g thuốc nhuộm màu tím. Chi phí để tạo ra màu này không hề rẻ vào trước thế kỷ 19. Nếu so với vàng, giá trị của nó còn có thể cao hơn.

Quần áo màu tím vẫn tồn tại nhưng chúng thường chỉ được mặc bởi những người rất giàu và chủ yếu là thành viên hoàng gia. Trước đây còn tồn tại một thuật ngữ là "màu tím hoàng gia".

Phải tới năm 1856, William Henry Perkin, sinh viên người Anh, mới tìm ra cách tạo ra thuốc nhuộm màu tím với giá rẻ. Từ đây, màu tím mới trở nên phổ biến hơn. Đó cũng là lý do một số lá cờ được thiết kế sau năm 1900 có thể xuất hiện vài vệt màu tím.

Nicaragua - Chúng ta chỉ có thể thấy một chút màu tím trong cầu vồng của quốc kỳ Nicaragua, được thiết kế vào năm 1907.

Dominica - Lá cờ này được sử dụng vào năm 1978. Bạn có thể tìm thấy màu tím trong hình vẽ con vẹt sisserou, loài chim quốc gia của Dominica ở trung tâm.

Cập nhật: 01/04/2024 Tiền Phong
  • 637