Béo phì thường được quy kết do dinh dưỡng, ít vận động. Thế nhưng mới đây, một nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nguyên nhân gây béo phì còn có thể do... vi-rút!
Là một chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân gây béo phì, trong hội nghị hàng năm nghiên cứu về bệnh béo phì Bắc Mỹ được tổ chức ở miền Tây Canada, giáo sư Nikhil Dhurandhar của trường Đại học Lusiana đã chỉ ra một số nguyên thể bệnh phát triển nhanh trong các tổ chức mỡ của động vật, đồng thời nghiên cứu cũng phát hiện ra, rất nhiều người béo phì đã từng nhiễm phải một số loại vi-rút. Điều này có thể ngầm hiểu rằng giữa béo phì và việc bị nhiễm vi-rút có một mối liên hệ.
Theo các nghiên cứu, có ít nhất 10 loại vi-rút có khả năng gây béo phì ở động vật, ví dụ như vi-rút chó dại, vi-rút gia cầm RAV1, MAM1, vi-rút ung thư da tuyến gai AD5, AD36, AD37 ….
Sau 9 năm thí nghiệm trên khỉ, giáo sư đã đưa ra kết luận, một con khỉ khoẻ mạnh sau khi bị nhiễm vi-rút AD36, trong vòng nửa năm đã tăng cân 15%, chỉ số Cholesterol giảm 30%. Thậm chí các loại vi khuẩn thông thường cũng có thể gây béo, vì họ đã phát hiện ra, sau khi chuột bị nhiễm vi khuẩn thông thường từ một con chuột khác bị bệnh về đường tiêu hoá, nó cũng béo lên.
Từ những năm 80, Nikhil đã bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh béo phì và vi-rút. Khi miền Tây Ấn độ bị một trận dịch vi-rút gia cầm MAM1, một người bạn của ông đã chú ý đến hiện tượng các con gà bị chết do nhiễm vi-rút đều béo như bình thường. Họ đã giải phẫu gà và phát hiện ra: gan, thận của gà to lên, chỉ số Cholesterol thấp, tuyến ức cũng co lại.
Loại vi-rút tìm thấy trong 30% mẫu máu |