Khám phá mới về công dụng "khó tin" từ nước tiểu

  •  
  • 2.710

Các nhà khoa học Mỹ mới tìm ra phương pháp tái tạo nước tiểu để tạo ra năng lượng.

>>> Có hơn 3000 chất trong nước tiểu

Mới đây, các nhà khoa học từ ĐH Bristol (Mỹ) đã tìm ra cách để biến đổi nước tiểu thành năng lượng điện, dùng để điều khiển robot.

Suốt một thập kỉ qua, nhóm khoa học đã nghiên cứu thành công 4 thế hệ EcoBots khác nhau. Phiên bản trước của loại robot này chạy bằng năng lượng tạo ra từ thực phẩm thối rữa, ruồi đã chết, nước thải và bùn.

Khám phá mới về công dụng "khó tin" từ nước tiểu
Nước tiểu có thể chuyển đổi thành nguồn năng lượng điện hữu ích

Mỗi loại trên đều được tiếp năng lượng từ tế bào nhiên liệu chứa các loại vi khuẩn tương tự như trong ruột con người hoặc nhà máy xử lí nước thải. Những vi khuẩn này sẽ "tiêu hóa" chất thải, nước tiểu và cùng lúc tạo ra electron (điện tử). Điều đó đồng nghĩa với việc, chúng sẽ sản sinh ra dòng điện có tính khả dụng cao.

Theo các nhà khoa học, yếu tố then chốt nhất của hệ thống tái chế này nằm ở thiết bị bơm nước tiểu. Hiện nay, thiết bị này đang được xây dựng từ cơ nhân tạo, giúp đưa nước tiểu đến nguồn cung cấp năng lượng điện vi sinh ở robot.

Khi cơ nhân tạo bị làm nóng bởi dòng điện, chúng sẽ nén phần giữa của ống bơm, đẩy nước tiểu qua một ống thoát nhỏ để bơm lên độ cao của tế bào nhiên liệu của robot. Khi ngừng làm nóng, các cơ trở về hình dạng ban đầu, đưa nhiều chất lỏng hơn vào ống bơm - tương tự hoạt động bơm máu ở tim người.

Khám phá mới về công dụng "khó tin" từ nước tiểu

Dù thiết bị bơm mới có khả năng tạo ra nhiều điện năng hơn so với tiêu thụ nhưng chúng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể nâng cao hiệu suất của máy bơm để có thể sử dụng trong thế hệ EcoBots trong tương lai.

Các nhà khoa học cho biết: “Trong tương lai, chúng tôi hy vọng các robot có thể được tiếp nhiên liệu từ nhà vệ sinh công cộng để hoạt động dưới phương thức cảm biến từ xa. Chúng sẽ được gọi là EcoBots vì đóng góp vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do lượng chất thải gây ra".

Theo Trí Thức Trẻ
  • 2.710