Gấu Bắc cực có thể bơi liên tục hơn 675km trong suốt 10 ngày để tìm kiếm những tảng băng chưa tan chảy, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.
>>> Gấu Bắc cực già hơn so với các công bố trước đây
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đã tiến hành gắn thiết bị theo dõi GPS vào cổ của hơn 500 con gấu Bắc cực cái ở vùng biển Beaufort Sea, Alaska. Sau 5 năm theo dõi, nhóm nghiên cứu phát hiện trong những tháng mùa hè khi băng ở Bắc cực ở mức thấp nhất, gấu Bắc cực phải bơi xa hơn và trong thời gian dài hơn để tìm những tảng băng mới chưa bị tan chảy.
Gấu Bắc cực có khả năng bơi xa hơn để thích ghi với tình trạng ấm lên toàn cầu
Cụ thể, 1/3 trong tổng số 52 con gấu Bắc cực được theo dõi có thể bơi liên tục hơn 48km. Một con gấu có thể bơi 354km liên tục không nghỉ, trong khi, một con gấu Bắc cực khác đã lập kỷ lục khi bơi liên tục 675km trong suốt 10 ngày liền.
Kết quả khảo sát USGS là bằng chứng cho thấy gấu Bắc cực đang thích ghi rất nhanh với sự thay đổi môi trường ở Bắc cực. Tuy nhiên, một số nhà khoa học lo ngại việc phải bơi liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ khiến gấu Bắc cực trở nên yếu hơn và giảm khả năng sinh sản. Hiện nay, gầu Bắc cực đã được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng của chính phủ Mỹ.
“Gấu Bắc cực có thể bơi liên tục trong thời gian dài, đồng nghĩa chúng có nhiều cơ hội sống sót hơn. Tuy nhiên, việc phải bơi một khoảng cách dài cần rất nhiều năng lượng. Vì thế, một con gấu Bắc cực giảm trung bình 20% trọng lượng cơ thể sau 1 tháng bơi trên biển”, cơ quan USGS cho biết trên Daily Mail.
Các nhà khoa học cũng thống kê được rằng, thời gian trung bình gấu Bắc cực hoạt động dưới nước gấp 2,3 lần so với trên các tảng băng. Điều này chứng tỏ lượng băng vào mùa hè ở Bắc Cực đã giảm hơn rất nhiều so với trước đây.
Gấu Bắc cực thường phải bơi nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Chúng không thể tồn tại nếu không có những tảng băng được chúng sử dụng để săn hải cẩu - nguồn thực phẩm chính của chúng.
Tham khảo: Daily Mail